Thủ tướng giao mục tiêu xuất khẩu 110 tỷ USD cho ngành dệt may Việt Nam

13/12/2019 20:58
Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025.

Chiều 13/12 tại Hà Nội, phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Hội nghị Tổng kết 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Hiệp hội đã làm tốt việc kết nối giữa các doanh nghiệp với Chính phủ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. 

Tại sự kiện này, Thủ tướng đã giao cho ngành dệt may phấn đấu xuất khẩu đạt 110 tỷ USD trong năm 2030, đặc biệt tập trung vào số lượng, chất lượng và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị đến năm 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành đóng góp trong thương hiệu dệt may thế giới.

Cũng phát biểu tại sự kiện, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2019 ảm đạm hơn nhiều so với năm 2018. Lần lượt Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức 3% so với thực hiện 3,7% năm 2018. Đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 – 2009. Xung đột thương mại giữa Mỹ và một số nền kinh tế lớn tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng giao mục tiêu xuất khẩu 110 tỷ USD cho ngành dệt may Việt Nam - Ảnh 1.

So sánh cân đối XNK hàng dệt may của Việt Nam trong 5 năm (2015-2019). Nguồn VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,75% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD (tăng 7,38%); xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD (tăng 21,6%); xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD (tăng 1,61%); xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD (tăng 13,21%); xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD (tăng 8,22%).

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD (tăng 2,21%) so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD (tăng 5,68%); nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD (tăng 4,5%); nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD (giảm 13,65%), nhập khẩu sợi đạt 2,42 tỷ USD (tăng 0,04%).

Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)...

Theo ông Cẩm, năm 2019 là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. 

Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 15,2 tỷ USD (tăng 8,9%) và chiếm tỷ trọng 38,97%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường EU năm 2019 dự báo đạt 4,4 tỷ USD (tăng 2,23%) chiếm tỷ trọng 11.28%. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo đạt 4,2 tỷ USD (tăng 479%) chiếm tỷ trọng 10,77%.

Bước sang năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phúc tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế tiếp tục xu hướng giảm; bảo hộ thương mại gia tăng; xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn chưa có điểm dừng...

Theo dự báo các thị trường may mặc trên thế giới từ nay đến năm 2020 hầu hết đều có mức tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng. Quy mô tại một số thị trường lớn nhất phải kể đến Trung Quốc (dự báo 2020 là 325 tỷ USD), Mỹ (284 tỷ USD), Ấn Độ (77 tỷ USD)...

Tốc độ tăng trưởng đến năm 2022 dự báo đứng đầu là Ấn Độ tăng 8,7%; Ukraina tăng 7,8%; Argentina tăng 6,3%... Việt Nam được dự báo tăng 5%. Một số nước không tăng hoặc giảm như Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc. Đức, Ý và Pháp.

Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025. 

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
3 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.282.922 VNĐ / tấn

295.02 UScents / lb

0.02 %

+ 0.05

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.148.954 VNĐ / tấn

979.82 UScents / bu

0.21 %

+ 2.07

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.110.920 VNĐ / tấn

289.55 USD / ust

0.05 %

- 0.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng vọt
5 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
9 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
1 ngày trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
1 ngày trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.