Thủ tướng gọi sự kiện ra mắt Go-Viet tại Hà Nội chiều nay là tin vui, tin nóng

12/09/2018 11:48
"Việt Nam mong muốn nhìn thấy nhiều hơn nữa những sự kiện như thế này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại WEF ASEAN sáng nay (12/9). Người đứng đầu chính phủ cũng nêu sáng kiến của Việt Nam là "hòa mạng di động 1 giá cước toàn ASEAN".

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra sáng nay (12/9) với sự tham dự của hơn 1.000 lãnh đạo các nền kinh tế trong khu vực, các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Mục tiêu của Diễn đàn là cùng nhìn lại và định hình ASEAN trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng đến mọi quy tắc, mọi nền kinh tế.

Là người phát biểu đầu tiên, Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cho biết Diễn đàn tại Hà Nội hôm nay là cuộc gặp cấp cao chưa từng có. Điều này khẳng định tiềm năng của khu vực ASEAN khi trở thành lực lượng kinh tế, chính trị mạnh mẽ trên toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị phân mảnh.

Cuộc cách mạng 4.0 được ông Klaus Schwab nhìn nhận sẽ mở ra một tiềm năng lớn hơn cho ASEAN. Tuy nhiên, để làm chủ được nó, lãnh đạo các nền kinh tế ASEAN cần phải có tầm nhìn, chính sách mạnh mẽ, mục tiêu là người đi đầu, chứ không phải đi sau.

Thay mặt Tổng Thư ký đương nhiệm António Guterres, đại diện của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến việc các quốc gia khi phát triển cách mạng 4.0 cần đảm bảo được yếu tố bền vững và bao trùm.

"ASEAN là đối tác quan trọng của Liên Hiệp Quốc", vị này nói và cho biết tổ chức này rất chú trọng đến sự hợp tác giữa hai bên mà ở đó, các nhà chính trị, nhà khoa học, nhà kinh tế cùng nhau định hình toàn cầu hoá, khai thác công nghệ và thực hiện lời hứa "không để ai bị bỏ lại phía sau".

ASEAN sắp chấm dứt thời kỳ là công xưởng thế giới

Sau 2 bài phát biểu ngắn của WEF và Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện nước chủ nhà đã có những chia sẻ về cách mạng công nghiệp.

"Trước đây khi nghĩ đến ASEAN, người ta nghĩ đến các nguồn tài nguyên phong phú, giàu tiềm năng hay là công xưởng của thế giới", Thủ tướng Phúc nói. Nhưng nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, ASEAN giờ đây cũng có thể xem là một trong những nơi khởi nguồn cho những ý tưởng.

Tiềm năng về công nghệ cao của khu vực được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, đạt quy mô 200 tỷ USD là cơ hội rất lớn, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông cho biết các quốc gia trong khu vực có khả năng thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững, phát huy DNNVV – vốn được xem là xương sống của nền kinh tế và kết nối những doanh nghiệp này với thị trường toàn cầu.

ASEAN cũng có cơ hội đi tắt, đón đầu bằng cách bỏ qua những phương thức truyền thống, áp dụng luôn công nghệ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Phúc cũng nói rằng nhiều thách thức đang đón chờ mà rõ rệt nhất là sự mất đi công việc do tự động hoá. ASEAN theo đó cũng chấm dứt kỷ nguyên công xưởng toàn cầu. Mặt khác, đây còn là nỗi lo về bất bình đẳng xã hội.

Do vậy, lãnh đạo của các nền kinh tế trong các nước cần nhìn thẳng vào thách thức, cơ hội để đặt ra những ưu tiên trong bối cảnh cách mạng 4.0 mà ở đó, môi trường kinh doanh được hài hoà, doanh nghiệp nội khối được phát huy quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

"Việt Nam đang đưa ra các sáng kiến mới như hoà mạng di động 1 giá cước toàn ASEAN", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Ông cũng tỏ ra vui mừng khi gọi việc Go Jek, một doanh nghiệp khởi nghiệp của Indonesia và Go-Viet, công ty khởi nghiệp của Việt Nam khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng 4.0. Thủ tướng đã gọi sự kiện này là tin vui, tin nóng. Ông cũng cho biết thêm, Tổng thống Indonesia sẽ tham dự sự kiện này. 

"Việt Nam mong muốn được thấy nhiều hơn nữa những hợp tác này", Thủ tướng nói và nhận xét không khí của công nghệ 4.0 đang lan toả.

Ngoài ra, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng cũng đề xuất lãnh đạo các nước sẽ cùng nhau thảo luận, hợp tác để phát huy, xây dựng khu vực xứng với tiềm năng đang có.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
11 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.