Thủ tướng: 'Làm sao để mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về'

30/09/2019 17:31
Nhắc đến tiềm năng phát triển du lịch, văn hoá ẩm thực của Lạng Sơn, Thủ tướng nói "làm sao mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về".

Sáng 30/9, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn , chứng kiến tỉnh và các nhà đầu tư trao nhận các giấy tờ, biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng số tiền hơn 105.000 tỷ đồng, Thủ tướng đánh giá cao kết quả, ý nghĩa của Hội nghị được tổ chức tại một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và số vốn từ các nhà đầu tư trong nước chiếm tỉ lệ cao.

Một điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam

Nói về tình hình kinh tế-xã hội của Lạng Sơn, Thủ tướng nêu 5 đặc điểm cũng là 5 thay đổi lớn trong thời gian qua. Trước kết, kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ, đồng đều, toàn diện. Đời sống người dân được nâng lên rõ nét. Trong phát triển, tỉnh đã chú ý lồng ghép hài hòa chính sách kinh tế với xã hội và môi trường.

Thứ hai, tỉnh đã phối hợp tốt với Bộ GTVT, nhà đầu tư để làm tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn dài 64 km, từ đó tạo điều kiện quan trọng để thu hút phát triển.

Thứ ba, là tỉnh có hơn 200 km biên giới, Lạng Sơn đã giữ gìn, củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Thứ tư, môi trường đầu tư của Lạng Sơn không ngừng được cải thiện.

Thứ năm, bộ mặt thành phố Lạng Sơn, các địa phương đều thay đổi lớn.

Thủ tướng: Làm sao để mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Trước hàng trăm nhà đầu tư, Thủ tướng chỉ ra một số lợi thế kinh tế để tạo dòng chảy thương mại-đầu tư vào Lạng Sơn rõ hơn, trong đó, nhấn mạnh vào kinh tế cửa khẩu và du lịch.

Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Quảng Tây và miền Nam Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA).

Lạng Sơn chỉ cách Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây 230 km, cách Hà Nội 150 km, như vậy, tỉnh có thị trường 50 triệu dân của tỉnh Quảng Tây với GDP 300 tỷ USD và vùng Thủ đô Hà Nội với GDP 100 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn hằng năm trên 5 tỷ USD, gấp 3,8 lần quy mô nền kinh tế.

Như vậy, chỉ cần một phần nhỏ của dòng chảy thương mại này đọng lại nền kinh tế thì Lạng Sơn cũng sẽ rất khác, Thủ tướng nói. Do đó, kinh tế cửa khẩu là thế mạnh lớn của Lạng Sơn, cần tiếp tục thúc đẩy, tạo sức bật lớn cho kinh tế Lạng Sơn.

Về lợi thế phát triển du lịch, Thủ tướng nêu bật tiềm năng của khu Mẫu Sơn, đã được Thủ tướng quyết định là khu du lịch quốc gia, có cảnh sắc được ví như chốn “Bồng Lai tiên cảnh”.

Dư địa tăng trưởng của Mẫu Sơn được đánh giá còn cao hơn cả Sa Pa. Lạng Sơn còn nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc sắc khác như động Tam Thanh, Nhị Thanh, 600 di tích lịch sử… Lễ hội văn hóa, truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc vô cùng phong phú.

“Nếu biết đầu tư và khai thác Mẫu Sơn và tiềm năng văn hóa ẩm thực khác của xứ Lạng, nhất định Mẫu Sơn và Lạng Sơn của chúng ta sẽ thành một điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian đến”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng: Làm sao để mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về - Ảnh 2.

Thủ tướng thăm các gian hàng tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Cùng với tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thì văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn cũng rất phong phú. “Sáng nay, xem các gian hàng ở đây, tôi có nói là làm sao mỗi người khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về”, Thủ tướng nói.

Nếu mỗi ngày ở đây thu hút hàng trăm nghìn du khách thì có biết bao nhiêu vịt quay, lợn quay được tiêu thụ. Điều đó yêu cầu phải sản xuất lớn, mang giá trị gia tăng cao.

Lạng Sơn có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc nhưng điều quan trọng phải có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường chứ không phải chỉ nhỏ giọt vài chục tấn.

“Tiềm năng chúng ta đã có sẵn, điều quan trọng là cần đến các nhà đầu tư để chế biến sâu, nâng cao giá trị, đưa các sản phẩm của địa phương đến với khách hàng, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và phục vụ nhu cầu thị trường trong nước”, Thủ tướng chỉ rõ.

Xây dựng tuyến hành lang kinh tế mạnh dọc biên giới

Nêu một số định hướng phát triển cho tỉnh, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần một nền kinh tế mạnh bởi không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ là một nền kinh tế mạnh.

Lạng Sơn phải cùng với cả nước góp phần vào chiến lược này. Lạng Sơn cần đề xuất xây dựng cơ chế liên kết các tỉnh biên giới tạo ra hành lang kinh tế phát triển mạnh, dọc tuyến biên giới. Chính phủ và các bộ, ngành quyết tâm hợp sức hỗ trợ cùng với Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới thực hiện mục tiêu này.

Thủ tướng: Làm sao để mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về - Ảnh 3.

Thủ tướng chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Lạng Sơn cần tập trung nguồn lực, kể cả ngân sách, vốn đầu tư, chính sách, con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế. Đó là kinh tế cửa khẩu, du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Với các khu kinh tế cửa khẩu, Lạng Sơn cần tập trung xây dựng hạ tầng thương mại, logistics, phục vụ luân chuyển hàng hóa các địa phương trong cả nước.

Quy hoạch và đầu tư phải có tầm nhìn xa và với quy mô đủ lớn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tạo ra khả năng lan tỏa.

Chú ý phát triển đô thị Lạng Sơn thành một thành phố bản sắc, thành phố xanh, cùng với đó là hệ thống thị trấn, thị tứ. Cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn nữa, làm sao để Lạng Sơn vào nhóm trung bình của cả nước trong 5 năm tới.


Thủ tướng đánh giá cao việc Lạng Sơn và Bộ Thông tin và Truyền thông ký kết bản ghi nhớ về xây dựng chính quyền điện tử, lưu ý cần làm sao ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào các lĩnh vực, từ xuất xứ hàng hóa đến thanh toán điện tử và thủ tục hành chính cho người dân thuận lợi nhất. Tỉnh cần có chính sách thu hút người dân đến làm việc tại khu vực kinh tế cửa khẩu, biên giới.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
3 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
4 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
6 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.291.192 VNĐ / lượng

2,685.90 USD / toz

0.63 %

+ 16.80

Bạc

SILVER

945.373 VNĐ / lượng

30.86 USD / toz

0.36 %

+ 0.11

Đồng

COPPER

229.223.468 VNĐ / tấn

409.15 UScents / lb

0.49 %

- 2.00

Bạch kim

PLATINUM

29.576.605 VNĐ / lượng

965.35 USD / toz

0.36 %

- 3.50

Nickel

NICKEL

399.149.425 VNĐ / tấn

15,707.00 USD / mt

1.08 %

- 171.00

Chì

LEAD

51.167.465 VNĐ / tấn

2,013.50 USD / mt

0.42 %

+ 8.50

Nhôm

ALUMINUM

66.630.788 VNĐ / tấn

2,622.00 USD / mt

0.46 %

- 12.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.
BYD lại sắp trình làng thêm đối thủ của Honda CR-V tại Việt Nam: 'ăn xăng' ít hơn cả Wave Alpha, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu SUV mới của BYD có thể sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2025, cạnh tranh với Honda CR-V và Mazda CX-5.
Thị trường ngày 21/11: Giá vàng tiếp tục tăng, dầu giảm, đậu tương thấp nhất 2 tuần
1 ngày trước
Giá dầu giảm trong phiên thứ Tư trong khi vàng, đồng, quặng sắt, cao su tiếp tục tăng.
5 chiếc laptop khiến bạn có khóc cũng hả dạ, đúng là tiền nào của nấy!
1 ngày trước
Nếu bạn cần một chiếc laptop cao cấp với hiệu năng mạnh mẽ để đáp ứng công việc, chơi game hay sáng tạo nội dung, thì đây là 5 mẫu máy "đắt xắt ra miếng".