Thủ tướng "mới mà cũ" được chuẩn y: Nước Nga không còn khoảng trống quyền lực

09/05/2018 10:41
Đã có một cuộc "chuyển giao quyền lực" tiếp nối nhiệm kỳ nhanh gọn và ấn tượng ở nước Nga, bảo đảm cho việc điều hành quốc gia đại sự được liên tục, tốt đẹp.

Không có khoảng trống

Nga y sau lễ nhậm chức, chiều 7/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục truyền thống của mình, ký "Sắc lệnh tháng 5" dài 19 trang, trong đó hoạch định 12 phương hướng hành động lớn với những mục tiêu cụ thể cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Mặc dù theo Hiến pháp hiện hành tân Tổng thống có thời gian 2 tuần cân nhắc, đề cử Thủ tướng Chính phủ để Duma quốc gia xem xét nhưng ông Putin ngay chiều 7/5 đã giới thiệu ông Dmitry Medvedev vào chức vụ này.

Thủ tướng mới mà cũ được chuẩn y: Nước Nga không còn khoảng trống quyền lực - Ảnh 1.

Ông Medvedev được chuẩn y giữ chức Thủ tướng Nga. Ảnh: Reuters

Duma quốc gia (Hạ nghị viện của Quốc hội liên bang Nga) cũng không để chậm trễ, chiều 8/5 đã xem xét, chuẩn y ông Medvedev làm Thủ tướng Chính phủ Nga nhiệm kỳ 2018 – 2024 với 374 phiếu thuận trong khi chỉ cần đa số thường (226 phiếu) là được thông qua.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng "Nước Nga công bằng" đã không ủng hộ ông Medvedev làm Thủ tướng.

Có một sự trùng hợp rất ổn định là 6 năm trước, vào ngày 8/5/2012 ông Medvedev cũng được Duma chuẩn y giữ chức Thủ tướng.

Chủ tịch Duma, ông Vyacheslav Volodin nhận xét, các nghị sĩ "đã ghi nhận những thành tựu to lớn của Chính phủ trong việc khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế và xét đến một yếu tố quan trọng là ứng cử viên Medvedev do nhà lãnh đạo được tuyệt đại đa số công dân ủng hộ giới thiệu".

Như vậy, đã không có một "khoảng trống quyền lực" nào trong việc lãnh đạo, điều hành các công việc quốc gia. Và cũng để bảo đảm cho tính khả thi của một điều khoản trong Hiến pháp Nga quy định rằng nếu Tổng thống có mệnh hệ gì không thể thực thi quyền hạn của mình thì người làm quyền Tổng thống tối đa ba tháng sẽ là Thủ tướng Chính phủ.

"Bộ đôi quyền lực"

"Bộ đôi quyền lực" Putin – Medvedev tiếp tục đứng mũi chịu sào đưa con thuyền nước Nga chuyển sang một giai đoạn mới mà trong đó, như Tổng thống Putin đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức của mình, "nước Nga phải hiện đại và năng động", phải "theo kịp những biến đổi trên toàn cầu và có sự phát triển đột phá".

Sáu năm đó là một thời kỳ đặc biệt của nước Nga, nhiều khó khăn chồng chất, như khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, cấm vận của phương Tây dần xiết chặt kể từ năm 2014, giá dầu sụt giảm mạnh so với thời kỳ trước v.v… Nhưng Chính phủ Nga đã thể hiện được sự vững vàng, năng động của mình, đưa nền kinh tế nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, bình ổn và tăng trưởng trở lại.

Chính phủ nhiệm kỳ 2012-2018 của ông Dmitry Medvedev được Duma quốc gia chuẩn y ngày 21/5/2012 được "thay máu" khoảng 3/4 so với nhiệm kỳ trước đó và trong suốt 6 năm đã có nhiều thay đổi về cơ cấu, về thành phần nhân sự.

Lúc đầu Chính phủ có 7 Phó Thủ tướng (một Phó Thủ tướng thứ nhất) và 20 Bộ trưởng, nhưng về sau bổ sung thêm 2 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng. Trong Chính phủ đó có một Bộ tồn tại với thời gian ngắn "kỷ lục" là Bộ về các vấn đề Crimea – được lập ra ngày 31/3/2014 sau khi Crimea trở thành một chủ thể của LB Nga và giải thể ngày 15/7/2015 vì "thời kỳ quá độ" đã hoàn thành.

Chiều 7/5, trong cuộc họp với Đảng "Nước Nga thống nhất" mà ông là Chủ tịch, Dmitry Medvedev đã thông báo việc lựa chọn 9 ứng cử viên Phó Thủ tướng của Chính phủ mới để Tổng thống Putin thông qua và trình Duma quốc gia phê chuẩn.

Gần như chắc chắn 9 nhân vật này cũng như các ứng cử viên Bộ trưởng mới sẽ vượt qua cuộc "sát hạch" tại Hạ nghị viện vì Đảng "Nước Nga thống nhất" có đa số lập hiến tại cơ quan lập pháp này (339 đại biểu), chưa kể có thể phái đại biểu của Đảng Dân chủ Tự do (LDPR) với 40 đại biểu cũng sẽ bỏ phiếu thuận thông qua.

9 ứng cử viên Phó Thủ tướng

Theo lựa chọn của Thủ tướng Medvedev, ông Anton Siluanov, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ vừa qua, sẽ là Phó Thủ tướng thứ nhất (vẫn kiêm Bộ trưởng) phụ trách khối kinh tế - tài chính (thay thế vị trí của Igor Shuvalov là người đã giữ chức này từ nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng V. Putin 2008-2012).

Thủ tướng mới mà cũ được chuẩn y: Nước Nga không còn khoảng trống quyền lực - Ảnh 2.

Ông Anton Siluanov, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ vừa qua, sẽ là Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga. Ảnh: Sputnik

Phụ trách lĩnh vực y tế và chế độ hưu trí sẽ là bà Tatiana Golikova, hiện là Tổng kiểm toán nhà nước; bà cũng đã làm Bộ trưởng Y tế và Phát triển xã hội trong Chính phủ Putin 2008-2012.

Nữ Phó Thủ tướng thứ nhất phụ trách lĩnh vực xã hội Olga Golodets vẫn giữ vị trí này nhưng sẽ chuyển sang phụ trách khối thể thao và văn hóa.

Trong khi đó ông Vitaly Mutko vẫn là Phó Thủ tướng nhưng không phụ trách các vấn đề thể thao, chính sách thanh niên và du lịch nữa mà sẽ theo dõi khối xây dựng và chính sách đối với các địa phương.

Người phụ trách mảng này trong nhiệm kỳ vừa qua là Phó Thủ tướng Dmitry Kozak sẽ "quản" lĩnh vực công nghiệp và năng lượng (thay vị trí của Phó Thủ tướng mãn nhiệm Arkadi Dvorkovich).

Sẽ có một lĩnh vực mới do một Phó Thủ tướng phụ trách – đó là số hóa kinh tế và các vấn đề thông tin, giao cho ông Maksim Akimov; trong nhiệm kỳ vừa qua ông là Phó Chủ nhiệm thứ nhất Văn phòng Chính phủ.

Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề công nghiệp quốc phòng sẽ là đương kim Thứ trưởng Bộ Quốc phòng theo dõi chương trình tái vũ trang quân đội và việc thực hiện các đơn đặt hàng nhà nước về quốc phòng, ông Yuri Borisov (thay vị trí của Dmitry Rogozin).

Phụ trách khối nông nghiệp sẽ là Phó Thủ tướng Alexei Gordeev, một nhân vật hoàn toàn không mới trong Chính phủ. Từ 1999 đến 2009, Alexei Gordeev đã làm Bộ trưởng Nông nghiệp, sau đó làm Thống đốc tỉnh Voronezh và hiện là Đại diện toàn quyền của Tổng thống tại Đại khu liên bang Trung tâm.

Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ là ông Konstantin Chuichenko, hiện là Trợ lý Tổng thống, Cục trưởng Cục Kiểm tra của Phủ Tổng thống Nga (thay thế vị trí của ông Sergei Prikhodko).

Chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm

Chủ tịch Duma quốc gia Volodin đánh giá "các ứng cử viên Phó Thủ tướng do ông Dmitry Medvedev giới thiệu đều nổi bật về tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Họ đã kinh qua trường học lớn trong Chính phủ của ông Medvedev, đã tỏ rõ sự vững vàng và xuất sắc trong việc ứng phó với những thách thức và cuộc khủng hoảng kinh tế".

Về phần mình, Phó Chủ tịch Duma Petr Tolstoi cho rằng: "Chính phủ của ông Medvedev đã hóa giải rất hiệu quả một trong những thử thách nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Nga đương đại là cuộc cấm vận của phương Tây".

Trong khi đó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nga Vladimir Zhirinovski đánh giá: "Dmitry Medvedev là một nhà quản lý giàu kinh nghiệm, ông đã đi lên theo các thang bậc của hệ thống lãnh đạo, quản lý và những đề xuất nhân sự của ông là xác đáng".

Thủ tướng mới mà cũ được chuẩn y: Nước Nga không còn khoảng trống quyền lực - Ảnh 3.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Reuters

Các chuyên gia phân tích Nga cho rằng danh sách 9 ứng cử viên Phó Thủ tướng của ông Medvedev cho thấy:"Chính phủ mới có kế hoạch thực hiện chương trình hành động do Tổng thống đề ra một cách nhịp nhàng từng bước chứ không gây ra chấn động". Đó là nhận xét của nhà phân tích Dmitry Abzalov, Phó Chủ tịch Trung tâm Thông tin chiến lược.

Theo học giả này, "Chính phủ hướng tới những thay đổi, nhưng đây sẽ là những thay đổi không quá đột ngột".

Nhà nghiên cứu chính trị Dmitry Gusev, giám đốc Hãng tư vấn chính trị "Nhóm Bakster", cho rằng các đề cử của Thủ tướng Medvedev "vừa cho thấy tính kế thừa, đồng thời cũng thể hiện sự đổi mới về nhân sự".

Tính kế thừa, theo ông, thấy rõ ở vai trò của các nữ Phó Thủ tướng Golikova và Golodets, còn sự đổi mới là ở nhiều vị trí khác. Học giả này cho rằng các ứng cử viên Phó Thủ tướng đều có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và cũng "khá trẻ", đáp ứng mục tiêu trẻ hóa nhân sự quản lý nhà nước mà Tổng thống Putin đặt ra từ nhiều năm trước.

*Tiêu đề do tòa soạn đặt lại

Điểm lại điểm khác biệt lớn nhất giữa lần nhậm chức đầu tiên và cuối cùng của TT Putin

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
27 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
40 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
57 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.