Thủ tướng nêu một số "đầu bài" cho Tổ Tư vấn kinh tế

23/08/2018 21:30
Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn kinh tế chủ động phân tích, thấy được những khó khăn bên trong và bên ngoài, từ đó, góp ý về các cơ chế chính sách để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững; có tư vấn về chiến lược phát triển, nhất là các động lực mới, các nhân tố mới, các "dư địa" cần tập trung để phát triển.

Chiều nay, 23/8, tại trụ sở Chính phủ, làm việc với Tổ tư vấn kinh tế, Thủ tướng đặt ra các đầu bài về tìm động lực mới, các nhân tố mới, các dư địa cho phát triển.

Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, ông Vũ Viết Ngoạn cho biết, sau một năm hoạt động kể từ khi thành lập vào tháng 7/2017, Tổ tư vấn đã chủ động nghiên cứu, tư vấn cho Thủ tướng về quan điểm chính sách chỉ đạo, điều hành kinh tế, giải pháp thực hiện như: Tư vấn giải pháp chính sách tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, ứng phó với những biến động bất thường của kinh tế thế giới.

Tại cuộc làm việc lần thứ 5 này, Tổ tư vấn đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát 37 vướng mắc phổ biến đối với doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị và triển khai các dự án đầu tư trong 9 luật và văn bản dưới luật. Tổ tư vấn cũng đóng góp nhiều ý kiến đối với các vấn đề kinh tế nóng mới nổi lên như biến động thị trường chứng khoán, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc…

Tại cuộc làm việc, Tổ tư vấn đã đưa ra báo cáo nhận định về kết quả thực hiện chương trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng sau 2 năm rưỡi với việc trả lời cho 3 câu hỏi: Kết quả tái cơ cấu đã làm thay đổi được gì về nền tảng, tạo thêm động lực tăng trưởng và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài? Đánh giá khả năng đến năm 2020, có tạo được cấu trúc kinh tế và cân đối vĩ mô đủ vững chắc để đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức mình quân 7- 7,5% trong giai đoạn 2021-2025? Có cần bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu, giải pháp gì để vừa bảo đảm đạt mục tiêu đặt ra, vừa phù hợp với bối cảnh mới, cả trong và ngoài nước?

Theo Tổ tư vấn, mô hình tăng trưởng bước đầu có chuyển biến theo hưởng tích cực. Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn, đạt xấp xỉ 6% năm 2017 so với bình quân 4,6% giai đoạn 2012-2015. Đóng góp của năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 44%, so với 33,5% giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh hơn và cải thiện tỷ trọng đóng góp vào GDP. Xuất khẩu khu vực trong nước bước đầu có dấu hiệu tăng nhanh hơn khu vực FDI (6 tháng 2018, xuất khẩu khu vực trong nước tăng 19,9% so với khu vực FDI tăng 14,5%).

Tuy nhiên, kết quả đạt được, theo các chuyên gia, vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu, yêu cầu vào năm 2020 cần tạo được tiền đề vững chắc cho giai đoạn kế hoạch 5 năm tiếp theo phát triển nhanh hơn (GDP tăng bình quân 7-7,5% năm), nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến kết cấu và mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Theo tính toán của Tổ tư vấn, tốc độ tăng năng suất lao động trong những năm tới phải đạt tốc độ cao hơn mới tạo được tiền đề cho tăng trưởng kinh tế cao hơn trong giai đoạn 2021 – 2025. Để tăng trưởng đạt bình quân 6,85% trong 3 năm 2018 – 2020 và mức 7-7,5% bình quân giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng năng suất đến năm 2020 cần đạt 6,3% và tiến tới phải đạt 6,8%.

Tổ tư vấn khuyến nghị, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt mức 8% GDP (kế hoạch 7%). Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân (bao gồm dân cư) đạt khoảng 15% GDP (năm 2017 đạt 13,5%). Tạo không gian chính sách mới cho chính sách tài khóa: Kiên quyết chỉ đạo thực hiện để đạt mục tiêu đã xác định “chi thường xuyên dưới 64% tổng chi ngân sách”.

Thủ tướng nêu một số đầu bài cho Tổ Tư vấn kinh tế - Ảnh 1.

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Nhìn nhận về một năm hoạt động vừa qua của Tổ tư vấn, Thủ tướng đánh giá cao Tổ tư vấn với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, là một kênh thông tin hữu hiệu giúp cho Thủ tướng trong việc định hình chính sách. Nhiều thành viên đã dành thời gian, thường xuyên thông tin, có báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình kinh tế cũng như giải pháp, nhất là nhiều vấn đề “nóng” nổi lên.

Tổ tư vấn đã chủ động nghiên cứu, tư vấn cho Thủ tướng về định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chỉ đạo, điều hành trong một số lĩnh vực quan trọng; tư vấn, khuyến nghị kịp thời hơn về những vấn đề mới phát sinh.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như khuyến nghị cơ chế chính sách cụ thể của Tổ tư vấn còn hạn chế, chưa huy động nhiều nguồn lực của các nhà khoa học khác tham gia…

Thủ tướng nhấn mạnh những chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành được khẳng định là đúng đắn thì cần tập trung làm cho tốt như việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần tiếp tục đẩy mạnh, coi đây là một "dư địa" trong phát triển.

Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn chủ động phân tích, thấy được những khó khăn bên trong và bên ngoài, từ đó, góp ý về các cơ chế chính sách để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững; có tư vấn về chiến lược phát triển, nhất là các động lực mới, các nhân tố mới, các "dư địa" cần tập trung để phát triển. Cần góp ý cả chính sách ngắn hạn, trung và dài hạn, những đột phá nào để tăng nhanh tự cường kinh tế quốc gia, năng suất lao động, làm chủ công nghệ. Hay những vấn đề lớn khác như nghiên cứu cơ chế liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là vấn đề góp vốn đất đai. Thủ tướng cũng đặt đầu bài với Tổ tư vấn về cơ chế thúc đẩy huy động nguồn lực trong dân, xã hội hóa, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hình thức hợp tác công-tư (PPP)…

Đánh giá cao báo cáo của Tổ tư vấn về chương trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, Thủ tướng nhất trí cho rằng, 2 năm qua, chương trình này đã đi vào thực chất hơn, tạo chuyển biến rõ nét hơn và đề nghị các thành viên Tổ tư vấn góp phần thông tin rõ hơn, đầy đủ hơn về kết quả tích cực trên các mặt của đất nước, góp phần tạo không khí phấn khởi, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong làm ăn kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, cần thẳng thắn nhìn nhận, tái cơ cấu kinh tế còn có mặt hạn chế, bất cập như nhiều ngành, lĩnh vực chuyển dịch còn chậm, chưa thực hiện được một số mục tiêu, yêu cầu đề ra…

Ghi nhận góp ý của Tổ tư vấn về vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô để không có cú sốc xảy ra với nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế với các biện pháp kịp thời hơn. Thủ tướng mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của Tổ tư vấn về các giải pháp ngắn hạn, trung và dài hạn để vượt qua các khó khăn, thách thức hiện nay của kinh tế thế giới.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.