Thủ tướng nhắc nhở Tổng công ty Xi măng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt

03/04/2018 11:57
Để sản xuất 3,6 triệu tấn xi măng, một doanh nghiệp của Tổng công ty Xi măng cần tới 1.500 lao động, trong khi một công ty liên doanh chỉ cần hơn 1.000 lao động, tiết kiệm được 433 người, trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành xi măng rất quyết liệt.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 3/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng dẫn đầu đoàn kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao tại Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).

Theo báo cáo của VICEM, năm 2017, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp cũng phải đối mặt những khó khăn, thách thức như: Tình trạng cung vượt cầu (khoảng 25-30%), những tác động lớn của thiên tai, mưa bão, lũ lụt ở khu vực Tây Bắc, miền Trung; tỷ giá đồng euro biến động lớn; chi phí năng lượng tăng, than tăng 200.000 đồng/tấn, giá điện tăng…

Tuy nhiên, VICEM đã sản xuất được 19,3 triệu tấn xi măng, tiêu thụ 26,6 triệu tấn. Doanh thu đạt 34.100 tỷ đồng, dù chỉ bằng 94,7% năm 2016 nhưng lợi nhuận trước thuế tăng 7,1%, đạt 2.850 tỷ đồng.

Phát biểu mở đầu buổi kiểm tra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngày hôm qua (2/4), Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 3, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội quý I và nghe báo cáo về các phương án tăng trưởng GDP năm 2018. Tăng trưởng GDP quý I/2018 tăng 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ của năm 2017, 2016. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 tối thiểu là 6,7%.

Bộ trưởng cũng nhắc lại quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng trong việc tập trung cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí chính thức và phi chính thức cho doanh nghiệp.

Sau gần 120 năm xây dựng và trưởng thành, VICEM đã có nhiều đóng góp cho đất nước. Hiện nay, Tổng công ty đang chiếm khoảng 35% trong thị phần 90 triệu tấn xi măng của Việt Nam. Cùng với đó, các công ty liên doanh với VICEM cũng chiếm khoảng 26-27% thị phần.

Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá trong thời gian qua, VICEM đã đạt nhiều kết quả đáng mừng như xuất khẩu khá, sản xuất tới đâu tiêu thụ đến đấy. Tổng công ty cũng đi đầu trong ứng dụng các công nghệ mới, tận dụng điện năng, thay thế các nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị…

Tính từ đầu năm 2017 tới nay, Tổng công ty được Chính phủ, Thủ tướng giao 18 nhiệm vụ, đã hoàn thành 16 nhiệm vụ, còn 2 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn.

Tiết kiệm tài nguyên cho đất nước

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả đạt được thể hiện qua việc thực hiện các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh năm 2017, đồng thời yêu cầu Tổng công ty lưu ý, giải trình, làm rõ thêm về một số vấn đề, xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung này. “Thủ tướng sẽ bố trí lịch làm việc với Tổng công ty trên cơ sở những nội dung của buổi làm việc của Tổ công tác hôm nay, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Trước hết, Thủ tướng rất quan tâm tới tỷ trọng đóng góp của ngành xi măng, trong đó trụ cột là Tổng công ty, với tăng trưởng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2017 đạt 8,7%, nhưng tăng trưởng của ngành xi măng chỉ đạt khoảng 2%, đóng góp cho tăng trưởng còn ở mức độ khiêm tốn.

Thứ hai, phải rất quan tâm củng cố bộ máy, quan tâm công tác quản trị, sắp xếp lao động, hướng tới hiệu quả và tiết kiệm nhân công, nguồn lực, tinh giản bộ máy.

“Ví dụ, hiện nay bình quân một lao động tại VICEM sản xuất mỗi ngày 7,5 tấn xi măng, một năm là 2.430 tấn. Như vậy một doanh nghiệp của VICEM sản xuất 3,6 triệu tấn xi măng mỗi năm thì cần tới gần 1.500 người, trong khi một doanh nghiệp liên doanh mỗi người sản xuất được 11 tấn, tức là tiết kiệm được 433 người”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.

Cùng với đó, công tác quản lý cần chặt chẽ hơn để nâng cao hiệu quả đầu tư, quan tâm việc trả nợ vốn vay để quay vòng vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả, sản lượng, hướng tới xuất khẩu. Vừa qua, ngành xi măng hướng tới xuất khẩu nhiều, qua đó tăng trưởng rất mạnh. Bên cạnh đó, ngành xi măng và VICEM cũng đã có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng, tham gia xóa đói, giảm nghèo… nhưng Thủ tướng đặt vấn đề về chất lượng, thương hiệu xi măng để cạnh tranh trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Thủ tướng cũng lưu ý về công tác quản trị phải có chiến lược phát triển lâu dài, tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên cho đất nước, sử dụng hết các sản phẩm phụ. “Núi đá vôi cũng có hạn, nếu không bảo đảm được nguyên liệu cho sản xuất lâu dài thì rất tiếc. Làm sao có giải pháp báo cáo Thủ tướng về vấn đề này, vấn đề này không chỉ đặt ra với Tổng công ty mà với cả ngành xi măng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Một vấn đề khác là ứng dụng các thành tựu, công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. “Thủ tướng có nói hình ảnh, bây giờ không thể dùng ô tô đi kiểm tra mà phải ngồi ở Lê Duẩn (trụ sở Tổng công ty – PV) để xem hiệu quả, năng suất, chất lượng hoạt động các đơn vị”, Tổ trưởng Tổ công tác truyền đạt ý kiến Thủ tướng.

Thủ tướng cũng lưu ý Tổng công ty rất quan tâm tới quản lý đất đai, tài sản, ngay cả trong liên doanh, liên kết sản xuất… vì tài sản rất lớn, cần sử dụng, khai thác hiệu quả, tránh thất thoát.

Cuối cùng, Tổng công ty cần rất quan tâm tới môi trường.

“Tôi biết có những doanh nghiệp tư nhân trong ngành xi măng đầu tư rất kinh khủng, mà thời gian đầu tư rất nhanh, chỉ 9 tháng, 12 tháng là đốt lò rồi. Đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt”, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu và đề nghị Tổng công ty báo cáo cụ thể về khó khăn, vướng mắc để Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về buổi kiểm tra.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
23 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
19 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
13 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
36 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.