Thủ tướng: Phải làm sao để đến năm 2030 Việt Nam phải có 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu!

10/01/2020 09:08
Phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Khát vọng một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường vào năm 2045 là một thực tế, không phải tinh thần viển vông".

Chiều ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với lãnh đạo các bộ, ngành và 900 đại biểu của 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến đã dự Hội nghị triển khai Nghị quyết 01 và 02 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chủ đề "Khơi thông điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực, hành động hiệu quả".

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghiêm túc nhắc nhở việc cần phải tháo gỡ tốt hơn các nút thắt, tồn tại, nhất là vấn đề mới phát sinh. Triển khai về đầu tư công còn nhiều vướng mắc về thể chế, tổ chức thực hiện, và nhiều ngành, địa phương tỷ lệ giải ngân còn thấp.

Thủ tướng nhấn mạnh các vụ trưởng của Bộ KH&ĐT, Tài chính, các giám đốc sở KH&ĐT cùng với Bộ trưởng KH&ĐT phải tham mưu tích cực, sát hơn nữa để tháo gỡ ngay trong quý I/2020 về giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng cho rằng, mặc dù đã xây dựng tiêu chí rõ ràng, danh mục các dự án đầu tư công vẫn còn dàn trải, còn đâu đó bóng dáng của ban phát, quản lý đấu thầu dự án đầu tư công còn bất cập. Hơn nữa, thời gian đấu thầu còn kéo dài, hiệu quả đấu thầu chưa đạt kỳ vọng. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan còn để xảy ra nhiều sai sót, vi phạm, nhiều nơi hủy thầu vô căn cứ, có dấu hiệu tham nhũng và còn tình trạng đấu thầu kém công khai.

Thủ tướng đề nghị khẩn trương phát hành sách trắng về doanh nghiệp, về hợp tác xã ngay trong quý I/2020. Bộ KH&ĐT không chỉ vạch ra định hướng tham mưu mà còn chỉ đạo sát sao để vấn đề đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Thủ tướng: Phải làm sao để đến năm 2030 Việt Nam phải có 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu! - Ảnh 1.

Thủ tướng nêu rõ, khát vọng một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường vào năm 2045 là một thực tế, không phải tinh thần viển vông: "Không ai khác hơn, chính Bộ KH&ĐT phải trực tiếp tham mưu, hiến kế, hoạch định chiến lược, lộ trình, để biến khát vọng đó thành hiện thực. Các địa phương đồng lòng hưởng ứng khát vọng Việt Nam thịnh vượng, hùng cường đưa vào cuộc sống".

Trong bối cảnh thế giới những ngày gần đây diễn biến hết sức phức tạp, khó lường nhưng cũng là cơ hội nếu Việt Nam giữ được ổn định chính trị xã hội, "mà chúng ta thì phải giữ cho được ổn định xã hội"

"Vậy chúng ta cần làm gì để biến điều này thành lợi thế nổi trội trong thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng? Cần làm gì để tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0? Cần khuyến nghị chính sách hỗ trợ với các địa phương như thế nào để các địa phương thực sự xem cách mạng 4.0, kinh tế số là nền tảng, động lực để chuyển đổi cơ cấu và phát triển nhanh bền vững?" – Thủ tướng đặt ra các câu hỏi.

Thủ tướng đề nghị năm 2020, cần phải tháo gỡ được một số nút thắt lớn để khơi thông các động lực cho địa phương, cho nền kinh tế. Đồng thời tiếp tục phân cấp, phân quyền, công khai, minh bạch.

Thủ tướng: Phải làm sao để đến năm 2030 Việt Nam phải có 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu! - Ảnh 2.

Thủ tướng cũng nhắc nhở, các vấn đề về văn hóa xã hội nổi lên có thể kìm hãm phát triển bền vững trong dài hạn. Vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, chưa giàu đã già.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ KH&ĐT và hệ thống ngành kế hoạch, đầu tư, thống kê nghiên cứu xem cần chính sách có tính đột phá lớn như thế nào để Việt Nam thăng hạng hơn nữa trong năm 2020 về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

"Bộ KH&ĐT phải đóng vai trò như một nhà toán học, phải xung phong đi đầu trong việc giải bài toán lớn, có đầu bài khó về phát triển đất nước, nhất là khơi thông nguồn lực, khơi thông điểm nghẽn, nâng cao tính hiệu quả trong điều hành, tạo ra động lực để các địa phương bứt phá nhiều hơn nữa".

Theo Thủ tướng, Ngân hàng Thế giới đánh giá tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới, vậy việc cấp thiết là vừa phát triển mạnh mẽ tầng lớp trung lưu, vừa làm cho tầng lớp này trở thành một lực lượng quan trọng, tạo động lực cho phát triển mạnh mẽ đất nước. Thủ tướng đặt mục tiêu làm sao đến năm 2030, Việt Nam có 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, có khả năng lo việc làm cho hàng chục triệu người khác.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
8 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
7 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
5 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
14 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
16 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
18 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.