Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học công nghệ giúp Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu

15/05/2024 14:00
Đó là phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 cho những nhà khoa học có thành tích xuất sắc.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy KH&CN Việt Nam hội nhập và phát triển được Bộ KH&CN tổ chức thường hàng năm.

Năm 2024 cũng là năm thứ 10 Giải thưởng này được tổ chức, Bộ KH&CN triển khai tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024. Bộ KH&CN đã tiếp nhận 97 hồ sơ, trong đó có 76 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, 21 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 71 hồ sơ đề cử Giải thưởng chính và 26 hồ sơ đề cử Giải thưởng trẻ.

Qua 10 năm tổ chức và triển khai, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã tạo được uy tín trong cộng đồng khoa học Việt Nam, thu hút sự quan tâm của xã hội. Sự thành công đó có được là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính phủ, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như những đóng góp quan trọng, trực tiếp trong suốt quá trình đánh giá, chọn lọc nghiêm cẩn, công tâm, khách quan của các thành viên Hội đồng khoa học Nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Hội đồng xét tặng giải thưởng với uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 được trao cho hai nhà khoa học gồm TS. Nguyễn Thị Kim Thanh thuộc Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và PGS.TS. Trần Mạnh Trí thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại diện cho các nhà khoa học đạt giải, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh chia sẻ, chị rất bất ngờ khi được trao giải thưởng danh giá Tạ Quang Bửu, minh chứng cho tình yêu của chị dành cho vật lý.

"Tình yêu dành cho Vậy lý của tôi từng trải qua đầy thử thách, nhiều lần tôi thấy thất bại muốn sang dạy học, hiện vẫn còn một số nghiên cứu nhiều năm nhưng chưa có kết quả, nhưng nhờ đam mê, tôi đã dần vượt qua tất cả khó khăn, thử thách", Tiến sĩ Kim Thanh cho biết.

Ước mơ của vị Tiến sĩ này là được đăng bài nghiên cứu trên Physical Review Letters, nếu thành sự thật, chị sẽ bỏ nghiên cứu vật lý, vì ước mơ của chị khi đạt được rồi sẽ muốn sống mãi với ước mơ đó.

"Giấc mơ năm nào đã thành hiện thực, tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu vật lý chứ không ngủ vùi như từng nghĩ trước kia. Tôi nhận ra có nhiều vấn đề để nghiên cứu và sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trẻ nếu muốn dành tình yêu cho vật lý", Tiến sĩ Kim Thanh xúc động chia sẻ.

Thủ tướng chúc mừng và cho rằng, hai nhà khoa học được giải năm nay là PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thanh, PGS.TS Trần Mạnh Trí  là những tấm gương của các nhà khoa học thể hiện sự cống hiến, đam mê, hy sinh và trân trọng đối với khoa học. Đây cũng là dịp nhìn lại sự hình thành và phát triển của ngành khoa học, tri ân sự cống hiến của bao thế hệ nhà khoa học cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Nói về ý nghĩa của khoa học công nghệ, người đứng đầu Chính phủ trích dẫn câu nói: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng xuất lao động và không ngừng cải tiến đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi".

Theo Thủ tướng, những đóng góp của đội ngũ nhà khoa học trong kháng chiến kiến quốc, đóng góp vào chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam là to lớn. Thành công ấy không chỉ có sự đóng góp của khoa học kỹ thuật với việc chế tạo vũ khí, nghiên cứu y học, mở đường... mà còn có khoa học xã hội nhân văn với những câu chuyện viết nên, bài ca chiến thắng, họa sĩ, thể hiện tinh thần bất diệt thông qua các tác phẩm.

"Tất cả sự kiện quan trọng, chiến thắng hào hùng của dân tộc đều có sự đóng góp của các nhà khoa học, như GS Tạ Quang Bửu, chiến sĩ Tôn Thất Tùng... Bên cạnh đó còn có ý chí, lòng dũng cảm, sự hy sinh vô bờ của lớp thế hệ cha anh đi trước", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không quên ghi nhận sự hiện diện của KH&CN tại các công trình lớn của đất nước như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La hay Lai Châu... đều là nhờ các nhà khoa học dám dấn thân thực hiện cùng sự đóng góp của nhiều người.

Mới đây, Việt Nam tự thực hiện làm cầu Mỹ Thuận 2 từ khâu thực hiện, giám sát và có được cây cầu to, đẹp, rẻ và tiết kiệm thời gian hơn. Tất cả đều nhờ KH&CNN giúp Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu. Theo Thủ tướng, sự quyết tâm của các nhà khoa học, sự quản lý của các lãnh đạo giúp "biến cái không thể thành có thể", "biến khó thành dễ"...

Người đứng đầu Chính phủ nhắc đến các kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cũng có sự đóng góp của khoa học công nghệ nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, giúp hòa nhập quốc tế. Nhìn lại quá trình phát triển của đất nước, 5 bài học được rút ra là kiên trì, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng. Các bài học kinh nghiệm rút ra đều có sự đóng góp của các nhà khoa học, xã hội và nhân văn.

Dẫn số liệu, Thủ tướng cho hay, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 6, tăng bậc xếp hạng so với năm 2022. Trong 10 năm thứ hạng của Việt Nam tăng 30 bậc, từ 46 lên 76, và liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm các quốc gia trung bình thấp.

Trong thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ông ghi nhận sự đeo bám không ngừng của nhà khoa học, vì sự đam mê đã góp phần vào kết quả chung của sự phát triển đất nước. Thủ tướng cũng đánh giá cao việc tổ chức Ngày khoa học và Công nghệ hàng năm, là dịp truyền cảm hứng cho các nhà khoa học, đồng thời có tính hiệu triệu, kêu gọi lan tỏa cao hơn.

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
39 phút trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
39 phút trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
22 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
2 giờ trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
2 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.868.695 VNĐ / thùng

72.90 USD / bbl

2.74 %

- 2.05

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.785.972 VNĐ / thùng

69.67 USD / bbl

2.84 %

- 2.04

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.772.490 VNĐ / m3

3.99 USD / mmbtu

1.57 %

- 0.06

Than đá

COAL

2.589.108 VNĐ / tấn

101.00 USD / mt

1.61 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
21 giờ trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
23 giờ trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
1 ngày trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
1 ngày trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.