Thủ tướng phê bình nghiêm khắc những nơi có tỷ lệ giải ngân đầu tư công dưới 40%

28/09/2021 18:48
Thủ tướng biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%. Đồng thời, ông cũng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 40%.

“Gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ”

Ngày 28/9, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Tại buổi họp, Bộ Kế hoach và Đầu tư thông tin, việc thực hiện giải ngân 8 tháng đầu năm đạt 183.320 tỷ đồng (39,74% kế hoạch Thủ tướng giao). Trong đó, chỉ có 4 bộ và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%. Thế nhưng, có đến 76/114 ban, bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (47%), có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào. 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trong năm 2021, tổng số dự án triển khai khoảng 2.511 dự án. Trong đó có 2.021 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, chỉ có 490 dự án khởi công mới. 

"Tổ công tác đã tiếp nhận hơn 80 vướng mắc về quy định, thì có tới quá nửa là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các địa phương", Phó Thủ tướng cho hay.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng chỉ ra một nguyên nhân khác là do tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài nên khi thực hiện khó khăn. Cụ thể, khi có dự án thì lãnh đạo địa phương không tham gia mà giao hết cho các ban quản lý dự án, trong khi ban quản lý không đủ năng lực, “gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ”.

Kết luận tại buổi họp, Thủ tướng nhận định, tình hình giải ngân các dự án đầu tư công bị chậm có nguyên nhân khách quan do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ngoài dự báo. 

"Tuy nhiên, trong điều kiện chung, vẫn có cơ quan, địa phương giải ngân tốt, cho nên vấn đề vẫn là khâu tổ chức thực hiện", Thủ tướng cho hay.

Thủ tướng phát biểu, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Theo đó, việc xây dựng các dự án, chuẩn bị đầu tư tính toán không kỹ càng, dàn trải; từ dàn trải dẫn tới thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và không đúng bản chất đầu tư công là đầu tư cho phát triển. 

Bên cạnh đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp để tổ chức thực hiện có những nơi, những lúc thiếu tập trung, thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, đặc biệt là khâu kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc. Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, có nơi thiếu minh bạch, không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân.

Thủ tướng phê bình nghiêm khắc những nơi có tỷ lệ giải ngân đầu tư công dưới 40% - Ảnh 1.

Thủ tướng phát biểu tại buổi họp. Ảnh: VGP

"Công tác giải phóng mặt bằng liên quan tới người dân nên cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải vận động để 'dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm'; có nơi Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo nên làm rất tốt", Thủ tướng chia sẻ với các địa phương.

Trong khuôn khổ buổi họp, Thủ tướng biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%. Đồng thời, ông cũng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 40%. 

Ông đề nghị các đơn vị phải chỉ ra hạn chế, bất cập, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, xem xét các tổ chức, cá nhân còn trì trệ, thậm chí vi phạm thì phải xử lý, đồng thời khen thưởng kịp thời, phân minh, rõ ràng. 

"Khen chê rõ ràng, phân minh, khách quan, xuất phát từ kết quả cụ thể, nếu không sẽ dẫn tới trì trệ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Chỉ còn 3 tháng để giải ngân hơn 50% vốn đầu tư

"Từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa, còn hơn 50% nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân, đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được", Thủ tướng nêu rõ.

Theo Thủ tướng, đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm, cho nên việc giải ngân phải đạt tỷ lệ cao nhất có thể, vừa phải kịp tiến độ, vừa phải nâng cao chất lượng, hiệu quả. Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước có hạn, việc giao vốn phải chuẩn bị kỹ càng, lựa chọn đúng các công trình trọng tâm, trọng điểm.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng nhận định, các địa phương cần kiểm soát tốt dịch bệnh để sớm phục hồi và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, trong đó có đầu tư công. 

Ngoài ra, ông yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính. Đồng thời, ông yêu cầu các địa phương, bộ ngành tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn. 

"Các bộ ngành, thành viên Chính phủ, các địa phương quán triệt tinh thần này, tiết kiệm cho dân cho nước trong lúc này là rất cần thiết", Thủ tướng nhấn mạnh.

Với các đề xuất, kiến nghị tại hội nghị và các vướng mắc về thể chế, Thủ tướng yêu cầu tổng hợp, tiếp tục rà soát, những vấn đề thuộc thẩm quyền bộ, ngành, địa phương thì chủ động, tăng cường phối hợp để giải quyết. 

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
3 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
2 giờ trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
54 phút trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
54 phút trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
6 phút trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
2 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
17 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
17 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.
Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
18 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.