Thủ tướng: Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông như cao tốc Bắc- Nam, đường ven biển, những tuyến xuyên tâm và kinh tế số...

20/08/2020 09:55
Thủ tướng Chính phủ nhiều lần chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ LĐ-TB&XH, các địa phương phải tập trung nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ kịp thời đủ mạnh đối với người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay.

Ngày 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về những nội dung chủ yếu của dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN 2021, dự thảo Kế hoạch tài chính-NSNN 2021-2023, dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải bảo đảm các cân đối lớn, sự phát triển của nền kinh tế, không bị đứt gãy trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19, bảo đảm sự tăng trưởng cần thiết để giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống nhân dân.

"Chúng ta không thể bị động trong chỉ đạo điều hành và xây dựng kế hoạch. Càng khó khăn chúng ta càng chủ động, tích cực, nỗ lực vượt khó", Thủ tướng nêu rõ. Có khó khăn, có ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề bởi dịch bệnh nhưng nhiệm vụ đặt ra là phải có giải pháp, đối sách rõ ràng, hiệu quả, khả thi để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, phục hồi phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, kể cả trong ngắn hạn 2021, trong trung hạn 2021-2025. Các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương không thể khoanh tay đứng nhìn, không thể vô cảm trước sự khó khăn của người dân, doanh nghiệp.

"Tôi yêu cầu tất cả các đồng chí, đặc biệt là các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ thấm nhuần tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực vượt khó. Chúng ta cần thể hiện trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, không có quyền anh quyền tôi, cho suy nghĩ cá nhân chi phối, không để tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Tất cả thành viên Chính phủ thống nhất quan điểm nỗ lực hành động để hỗ trợ phục hồi phát triển KT-XH năm nay cũng như năm 2021 và các năm tiếp theo.

Các nước trên thế giới đều có các biện pháp giảm thiểu tác động nghiêm trọng của COVID-19, nhất là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn. Các gói hỗ trợ của các nước đều rất lớn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều lần chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ LĐ-TB&XH, các địa phương phải tập trung nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ kịp thời đủ mạnh đối với người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay.

Thủ tướng nêu rõ giải pháp, đối sách phải chủ động linh hoạt, phù hợp với trạng thái bình thường mới. Trong đó, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mạnh mẽ, đặc biệt là chính sách tài khóa mở rộng với mức độ hợp lý để hỗ trợ kích thích tổng cầu, tạo việc làm, thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Cung và cầu đều yếu thì việc thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ kích thích tổng cầu là việc làm hết sức cần thiết trong lúc này mà nhiều nước trên thế giới đang triển khai.

Phương án dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2021, thậm chí cả 2021-2025 nếu dịch COVID-19 kéo dài phải tính đến các yêu cầu khoan thư sức dân, tiếp tục thực hiện chính sách giãn, hoãn, miễn giảm các loại thuế phí như thế nào.

Cho biết nhiều ý kiến chuyên gia đề nghị giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để nâng đỡ doanh nghiệp phát triển, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng nội địa, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, Thủ tướng lưu ý quan điểm chính sách của chúng ta phải rõ và cùng với đó, phải giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đi liền với đó là chính sách an sinh xã hội trong dự toán thu chi ngân sách Nhà nước 2021, đặc biệt là người lao động thiếu việc làm, lao động khu vực phi chính thức, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề tận dụng sự thay đổi của chuỗi cung ứng. Tiếp tục hỗ trợ một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn như vận tải, du lịch, dệt may, y tế, giáo dục.

Thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế như doanh nghiệp công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thúc đẩy phát triển các nền tảng trực tuyến như đào tạo từ xa, khám chữa bệnh từ xa.

Có chính sách khuyến khích tiêu dùng hợp lý thông qua chính sách thuế, phí, kể cả sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện nước, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế xả thải.

Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng, kể cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông bằng tất cả các nguồn lực có thể, trong đó bố trí trong kế hoạch 2021-2025 những công trình, chương trình quan trọng đối với sự phát triển đất nước như cao tốc Bắc-Nam, đường ven biển, những tuyến xuyên tâm, đầu tư về công nghệ như kinh tế số…

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giảm tỉ trọng chi thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả vốn đầu tư công; phân cấp ngân sách Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Nội dung báo cáo cần thể hiện rõ chủ trương, giải pháp huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để đóng góp vào phục hồi phát triển KT-XH.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
9 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
9 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.