Thủ tướng: Thí điểm thuê CEO nước ngoài điều hành doanh nghiệp Nhà nước

16/06/2024 07:21
Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động một cách căn cơ, toàn diện, Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét thí điểm thuê giám đốc điều hành nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải đảng viên cho doanh nghiệp nhà nước.

Chủ trì Hội nghị Thủ tướng doanh nghiệp Nhà nước vừa được diễn ra tại Hà Nội, lãnh đạo Chính phủ đưa ra nhiều thông điệp về lãnh đạo chỉ đạo doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong giai đoạn mới.

Hướng đến "cải cách toàn diện" doanh nghiệp Nhà nước

Tại Hội nghị, lãnh đạo các các bộ, ngành, nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp tập trung đánh giá tình hình, vai trò, sự đóng góp của DNNN đối với phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, hiến kế, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp để cả nước thực hiện hiệu quả 2 mục tiêu quan trọng là vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng.

Hội nghị nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi trong nước, nền kinh tế vẫn có những vấn đề nội tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao. Do đó kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính chung 5 tháng tăng 16,6% so với cùng kỳ; xuất siêu 8,01 tỷ USD. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực, dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Trong kết quả chung của cả nước có đóng góp quan trọng của DNNN.

Riêng năm 2023, tổng doanh thu của các DNNN đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125.000 tỷ đồng. Trong đó, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DNNN là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn thua lỗ; kết quả giải ngân vốn đầu tư của nhiều DNNN quy mô lớn chưa đạt kế hoạch; tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... chưa được xem xét, ưu tiên; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của các DNNN còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm…

Phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng phát triển khu vực DNNN – khu vực có tỷ trọng đóng góp lớn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, làm tốt công tác an sinh xã hội.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ chỉ ra nhiều tồn tại, khuyết điểm của doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua như chưa khai thác nguồn vốn, tài sản tương xứng với những gì được được giao; doanh nghiệp Nhà nước chậm trễ, vướng mắc về thể chế, dẫn tới mất cơ hội, giảm hiệu quả hoạt động, chưa thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác.

Tái cấu trúc chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo còn nhiều bất cập, lạc hậu so với xu thế phát triển. Phần lớn DNNN do địa phương quản lý năng lực còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp.

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex".

Thủ tướng yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh của DNNN một cách căn cơ, bài bản, toàn diện, bền vững thông qua đổi mới, tối ưu hoá các phương thức sản xuất, hợp tác, công nghệ, quản trị, nhân sự…

"Đổi mới công tác cán bộ, nguồn nhân lực là then chốt của then chốt, tuyển dụng, thuê nguồn nhân lực chất lượng cao. Xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành của nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải là đảng viên với cơ chế, chính sách đãi ngộ, tiền lương phù hợp", Thủ tướng nêu.

"Nếu DNNN không làm trụ cột, đi đầu, tiên phong mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt, lan tỏa trong phát triển kinh tế-xã hội thì thành phần kinh tế nào có thể làm được?", Thủ tướng nêu.

Với mong muốn, kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex", Thủ tướng cho rằng mô hình đã có, vấn đề là cần được nhân rộng ra.

"Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu. đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh "5 tiên phong" của doanh nghiệp Nhà nước như đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài; khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước; tiên phong trong các cơ chế, chính sách đột phá phát triển đất nước và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất, "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, doanh nghiệp hưởng thụ thật", "nói ít, làm nhiều", "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được, cân, đong, đo, đếm được".

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
5 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
5 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
6 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.886.093 VNĐ / thùng

74.22 USD / bbl

0.01 %

- 0.01

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.781.903 VNĐ / thùng

70.12 USD / bbl

0.03 %

+ 0.02

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.319.513 VNĐ / m3

3.37 USD / mmbtu

0.89 %

+ 0.03

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
10 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
11 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
23 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
1 ngày trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.