Thủ tướng: Việt Nam còn dư địa để tăng năng suất

13/12/2017 14:40
Tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2017 ngày 13/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: “Quý vị nói rất đúng rằng Việt Nam cần phải quyết liệt cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nơi nắm giữ một nguồn vốn lớn của nền kinh tế nhưng việc sử dụng vốn chưa đem lại hiệu quả tương xứng, nhiều bất cập nơi đây”.

Đánh giá cao chủ đề diễn đàn là “Tăng năng suất, đòn bẩy cho sự phát triển bền vững”, Thủ tướng nói “tôi lắng nghe tất các quý vị có ý kiến, có thể nói thảo luận hôm nay hết sức chất lượng và tất nhiên tôi không để lãng phí trí tuệ, chất xám mà quý vị đã nêu. Tôi đã yêu cầu ông Nguyễn Chí Dũng (Bộ trưởng KH&ĐT) phát hành kỷ yếu tất cả các bài phát biểu của quý vị để nghiên cứu và vận dụng thực tiễn thành hành động cụ thể”.

Đồng ý các thành quả về kinh tế của Việt Nam mà Bộ KH&ĐT đã nêu, nhưng Thủ tướng cho rằng kết thúc năm 2017 không phải kinh tế là chính mà là xã hội có nhiều vấn đề cần nhấn mạnh. Thủ tướng nêu rõ, chính trị xã hội Việt Nam giữ vững ổn định tốt, kinh tế vĩ mô tốt, tính tự chủ của nền kinh tế được thể hiện rõ nét hơn.

Đặc biệt là vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc, không để đói cơm, lạt muối, đứt bữa, trong lúc thiên tai. Công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam được đẩy mạnh quyết liệt trong năm 2017 và đạt nhiều kết quả.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết, trong báo cáo trước Quốc hội tháng 10 vừa rồi, Chính phủ đã thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế yếu kém, chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, năng suất lao động chưa cao. Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng ở Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, trên cơ sở gia tăng các yếu tố đầu vào, như tăng cường bổ sung vốn và sử dụng nhiều lao động giản đơn, trong khi việc đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ của công nhân, gọi chung là các nhân tố tổng hợp TFP, còn rất hạn chế.

“Do vậy, việc VDF 2017 lựa chọn chủ đề tăng năng suất, đòn bẩy cho sự phát triển bền vững thể hiện sự đồng nhịp về tư duy, về quan điểm của Chính phủ và các đối tác phát triển của Việt Nam”, Thủ tướng nói và đánh giá, các phát biểu và nghiên cứu hôm nay cho thấy tăng năng suất đang có vai trò ngày càng quyết định đối với tăng GDP của Việt Nam. Tăng năng suất lao động đóng góp tới 89% tăng trưởng GDP năm 2017, từ mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn 2000-2012. Nhận thức rõ điều này, báo cáo của Chính phủ với Quốc hội năm 2018 đã lấy chủ đề là “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp”.

Theo Thủ tướng, việc nâng cao năng suất đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa, cơ hội để gia tăng tốc độ tăng năng suất, trước hết là phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất của từng doanh nghiệp, từng nội ngành kinh tế.

Bên cạnh nỗ lực, phát huy sức sáng tạo của chính mình, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ và tham vấn của các đối tác phát triển, của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước để tìm các giải pháp, các chính sách phù hợp trong bối cảnh khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa nhanh chóng, tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

Nhìn tổng thể cải thiện năng suất, không chỉ có việc nâng cao năng suất của người lao động mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, năng suất vốn và quan trọng nhất là phải nâng cao được năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cải thiện năng suất chính là nền tảng của nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi quốc gia.

“Tôi cơ bản nhất trí với ý kiến mà quý vị đã nêu, rất đúng, hay và sâu”, Thủ tướng nói và nêu một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục nâng cao năng suất, tạo đòn bẩy cho phát triển bền vững thời gian tới. Thứ nhất, để nâng cao năng suất vốn, hiệu quả sử dụng nguồn lực, Việt Nam đang tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng, các thị trường tài chính theo hướng tăng quy mô, tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.

Cải thiện cơ chế phân bổ vốn dựa trên hiệu quả, tín hiệu thị trường; cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, các nhóm thiểu số trong xã hội. Cải cách chính sách đất đai, tháo gỡ nút thắt về hạn điền…

“Quý vị nói rất đúng rằng Việt Nam cần phải quyết liệt cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nơi nắm giữ một nguồn vốn lớn của nền kinh tế nhưng việc sử dụng vốn chưa đem lại hiệu quả tương xứng, nhiều bất cập nơi đây”, Thủ tướng chia sẻ và cho biết, Chính phủ đang tiếp tục rà soát và hoàn thiện cơ chế sử dụng các nguồn tài nguyên, phân bổ vốn đầu tư công trên cơ sở nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế-xã hội.

Thứ hai, năng suất lao động là một cơ sở và động lực chính, không chỉ cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cho tăng trưởng kinh tế nói chung mà còn cải thiện thu nhập và phúc lợi của người dân. Để cải thiện năng suất lao động, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, nguồn lực xã hội đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng lao động, giúp người lao động có thể phát triển sinh kế, làm chủ được sự nghiệp của bản thân, có động cơ làm việc tốt hơn, phát huy tối đa sức sáng tạo. Đây là vấn đề quan trọng, bao trùm.

Một vấn đề lớn mà Việt Nam rất quan tâm thực hiện theo lộ trình, đó là cải cách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là lao động trong các khu công nghiệp tập trung.

 Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bên cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất còn thấp, chiếm trên 42% lực lượng lao động, sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn nhằm nâng cao hơn, bền vững hơn năng suất tổng thể quốc gia, hướng tới một nền sản xuất đem lại giá trị nhiều hơn với nguồn lực ít hơn. Đây chính là kinh nghiệm Israel, quốc gia có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

“Đúng như quý vị đã nêu, nông nghiệp Việt Nam tiềm năng lớn nhưng năng suất thấp là một vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu bao gồm những giải pháp khoa học công nghệ, đặc biệt là phát triển nông nghiệp chất lượng cao”, Thủ tướng nói.

Thứ ba, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp TFP là nhiệm vụ đang được Chính phủ quan tâm với việc tăng cường đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, kết nối thông minh, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế pháp luật, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Đặc biệt là phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo của người dân, của doanh nghiệp, tranh thủ các cơ hội tạo ra từ cách mạng công nghiệp 4.0 để từng bước phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh, đô thị thông minh, hướng tới năng suất, hiệu quả cao hơn.

Trên nền tảng nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp TFP, Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Thứ tư, để nâng cao năng suất thành công, Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế trên tinh thần phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA với EU và RCEP.

Thực hiện cam kết trong các FTA sẽ mở cửa nhiều thị trường rộng lớn cho đầu tư thương mại, góp phần chuyển đổi môi trường pháp luật, kinh doanh của Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, thực sự tạo cơ hội và sức ép về nâng cao sức cạnh tranh và năng suất của các doanh nghiệp, qua đó nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.

Thứ năm, để có thể thực hiện hiệu quả những biện pháp đòn bẩy tăng năng suất nêu trên, Chính phủ sẽ kiên định giữ vững ổn định chính trị-xã hội, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phát huy dân chủ cho mọi người dân, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, quyết tâm thực hiện thành công 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Đánh giá cao các ý kiến, sáng kiến của Diễn đàn VDF 2017 hôm nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan tiếp thu và cụ thể hóa trong nội dung kế hoạch hành động của Chính phủ về thúc đẩy tăng năng suất trong thời gian tới.

“Tôi đồng ý với quý vị và nhấn mạnh rằng việc quan trọng nhất là hành động ở mọi cấp, mọi ngành nhằm biến những ý tưởng, phát biểu, những chủ trương thành hành động ở mọi cấp, mọi ngành”, Thủ tướng nói và bày tỏ cảm ơn “tinh thần xây dựng và kiến thức uyên bác của các vị đã dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam”.

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
21 phút trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
3 phút trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
15 phút trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
16 phút trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
28 phút trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
2 giờ trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
2 giờ trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Đích thân Tổng thống đề nghị VinFast hợp tác, đầu tư - quốc gia châu Âu này đang sở hữu tiềm năng phát triển ô tô gây bất ngờ
3 giờ trước
Bulgaria đã dẫn đầu về lượng ô tô đăng ký mới trên toàn châu Âu vào năm 2023.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia đổ bộ Việt Nam với giá rẻ: nhập khẩu tăng 3 chữ số, nước ta tiêu thụ hơn 11 triệu tấn/năm
5 giờ trước
Việt Nam tăng nhập khẩu mặt hàng này để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt trong nước.