Thừa Thiên Huế gây ngạc nhiên khi thành công với đô thị thông minh

23/05/2019 19:48
Thừa Thiên Huế xây dựng thành công đô thị thông minh là cả một quá trình đúc rút kinh nghiệm triển khai trong một thời gian dài.

Đoạt giải “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019, Thừa Thiên Huế lại không phải là một tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh. Điều gì đã giúp họ thành công? Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ đã có cuộc trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội.

PV: Khi tiến hành dự án được coi là trái tim của đô thị thông minh – Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh, Thừa Thiên Huế gặp những khó khăn gì?

Ông Phan Ngọc Thọ: Với một mô hình mới, quá trình tìm tòi và học hỏi không dễ dàng. Nhưng quan trọng là chúng tôi đưa ra 3 bài toán: người dân cần gì, doanh nghiệp cần gì, chính quyền cần gì và yêu cầu cả 3 bài toán này phải phối hợp với nhau để có mô hình quản lý thống nhất trên Hệ thống dịch vụ công trong đô thị thông minh.

Thừa Thiên Huế gây ngạc nhiên khi thành công với đô thị thông minh - Ảnh 1.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.


Ở đây, chúng tôi lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ của đô thị thông minh, hướng tới việc nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền, nâng cao khả năng tương tác của người dân và chính quyền, đem lại tiện ích tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

PV: Khi triển khai mô hình Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thì cần phối hợp rất nhiều ban ngành và đòi hỏi phải đồng thuận rất cao khi thực hiện. Làm thế nào để Thừa Thiên Huế làm tốt điều này?

Ông Phan Ngọc Thọ: Thực ra, quá trình xây dựng chính quyền điện tử thì chúng tôi đã triển khai hơn 10 năm và đã có nhiều kinh nghiệm. Và quan trọng là người đứng đầu, ở chúng tôi là trải qua các nhiệm kỳ đều phải là người gương mẫu, tiên phong.

Quan điểm của chúng tôi là người đứng đầu không chỉ là chủ thể kiểm tra, giám sát mà phải là đối tượng thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành nên tạo sự đồng thuận cao. Thứ hai nữa chúng tôi triển khai chính quyền điện tử và đô thị thông minh trải qua 3 giai đoạn: Một là giai đoạn vận động, động viên và đã trải qua từ lâu; hai là giai đoạn chế tài; và giai đoạn thứ ba là trở thành nhu cầu cấp thiết của Thừa Thiên Huế.

Mọi người nhìn bên ngoài có thể thấy đơn giản, nhưng không phải Thừa Thiên Huế có nó trong ngày một ngày hai. Đó là cả một quá trình đúc rút kinh nghiệm triển khai trong một thời gian dài.

PV: Thừa Thiên Huế không phải là một tỉnh lớn, với tiềm lực tài chính dồi dào để  đầu tư thật lớn cho CNTT. Tỉnh đã làm thế nào để triển khai tốt mô hình đô thị thông minh?

Ông Phan Ngọc Thọ: Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã triển khai nhiều mô hình Trung tâm điều hành Đô thị thông minh, mô hình nhìn chung khá đa dạng.

Phải nói rằng mô hình của Viettel (đơn vị tư vấn thực hiện dự án Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh – PV) áp dụng cho Thừa Thiên Huế là mô hình đáp ứng được yêu cầu của một tỉnh địa phương có quy mô kinh tế không lớn, có đặc thù về lịch sử di sản văn hóa. Từ nhu cầu quản lý, chúng tôi đưa ra bài toán và Viettel có chuyên gia tốt để nghiên cứu, rồi đưa ra giải pháp công nghệ, kỹ thuật với mô hình Trung tâm điều hành thông minh phù hợp.

Và cũng từ đây, chúng tôi cũng thấy rằng, không cần phải là một đô thị với quy mô kinh tế quá lớn, không cần phải là một dự án quá đồ sộ, chỉ với khả năng tài chính vừa phải như Thừa Thiên Huế thì vẫn có thể xây dựng một mô hình Trung tâm điều hành thông minh hiệu quả trong vận hành cũng như phục vụ người dân.

PV: Huế vốn là một cố đô, khi triển khai đô thị thông minh với trái tim là trung tâm điều hành thông minh thì có làm thay đổi nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử của thành phố hay không?

Ông Phan Ngọc Thọ: Một trong những đặc thù của đô thị thông minh là hướng tới khai thác những thế mạnh về văn hóa, lịch sử của vùng đất Huế. Chúng ta đem những ứng dụng thông minh vào quản lý là để cải thiện đời sống của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng cũng phải nâng cao giá trị di sản lịch sử, văn hóa của vùng đất Huế.

Những giá trị đó không thay đổi nhưng chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn là điều chúng tôi hướng tới. Chúng ta sẽ vẫn thấy một hình ảnh của Huế cố kính, êm đềm, vẫn là cố đô thế nhưng chất lượng dịch vụ tốt hơn và thuận lợi cho người dân trong phát triển về mọi mặt như kinh tế, đời sống… và cả nhu cầu hưởng thụ.

PV: Trung tâm điều hành thông minh được Thừa Thiên Huế triển khai rất nhanh, chỉ trong vòng 90 ngày. Tỉnh có cách làm gì khác biệt?

Ông Phan Ngọc Thọ: Đầu tiên là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết phục vụ cho người dân, doanh nghiệp khi họ tiếp cận các dịch vụ của Nhà nước như dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích.

Thực ra, để có đô thị thông mình tốt phải có mô hình quản lý điều hành hệ thống tốt, hai hệ thống này tương tác hỗ trợ cho nhau. Lợi thế mạnh của Thừa Thiên Huế trong thời gian xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh là có một mô hình quản trị tốt, chuẩn hóa các hoạt động dịch vụ. Điều này quan trọng vô cùng.

Nếu đủ lực, chúng ta có thể mua các hệ thống khác như của nước ngoài và áp dụng nhưng nó không phù hợp với mô hình quản lý của chính quyền địa phương ở đây thì sẽ không hiệu quả, không đồng bộ. Điều này sẽ dẫn đến không phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp.

Chúng tôi nhận thấy rằng, mô hình quản lý của chính quyền quan trọng vô cùng và các giải pháp công nghệ thông tin chẳng qua là ứng dụng phục vụ cho quả trình quản lý thôi. Sai lầm trước kia là chúng ta cứ trọng về kỹ thuật, áp dụng một cái mà không thể nào khả thi cho chính quyền của mình được. Ông không thể mua môt mô hình của nước ngoài trị giá nhiều tỷ đồng nhưng không dùng được.

Vấn đề phải là một mô hình quản lý tốt, từ nhu cầu của thực tiễn, lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, đưa ra bài toán đúng. Sau đó, Viettel có đội ngũ chuyên gia công nghệ tốt, giải được bài toán về nhu cầu cầu chúng tôi.

Viettel nói với chúng tôi là các anh giúp chúng tôi vì có mô hình quản lý tốt, tôi nói với Viettel là anh đã cho tôi một giải pháp công nghệ tốt, hai bên cùng giúp nhau. Thừa Thiên Huế cung cấp mô hình quản lý tốt, Viettel hỗ trợ một giải pháp kỹ thuật tốt. Chính cái này đã tạo nên giải thưởng sáng tạo châu Á./.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
4 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
4 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
10 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
10 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
10 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
16 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
21 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
21 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.