Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ

05/09/2020 11:08
Xu hướng ăn chay ngày càng thịnh hành kéo theo thị trường đồ chay cũng ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm không nhãn mác được bán tràn lan từ chợ truyền thống đến online, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Thực phẩm chay không chỉ được bán nhiều ở chợ mà trong những năm gần đây còn được bán trong các siêu thị, nhiều cửa hàng chuyên bán sản phẩm chay cũng mọc khắp nơi. Ngoài ra, đồ chay các loại còn được bán tràn lan trên mạng xã hội và cả những sàn thương mại điện tử.

Ông Bùi Quốc Thái, phụ trách kinh doanh của một cửa hàng thực phẩm chay tại quận 5, TP HCM, cho biết ngày càng có nhiều người tìm mua sản phẩm chay, đặc biệt vào những ngày rằm, 30, mùng 1 âm lịch. Riêng tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 âm lịch, lượng người tập trung ăn chay rất nhiều nên thực phẩm chay các loại nhập về không kịp bán. Ngoài ra, còn có nhiều mặt hàng chay nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, với mức giá thường cao gấp 3-4 lần so với hàng trong nước sản xuất cũng có người chọn mua.

Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ - Ảnh 1.

Sạp chuyên bán đồ chay tại chợ Bình Tây, TP HCM

Tại các chợ lẻ ở TP HCM như Thị Nghè, Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hòa Bình (quận 5), Bàn Cờ (quận 3)…, phóng viên ghi nhận có rất nhiều sạp bán thực chay chế biến giống như đồ mặn với tên gọi đùi gà chay, heo quay, lẩu, pate, xúc xích, chả các loại... được đóng gói bằng ni-lon và bán với giá từ 80.000-120.000 đồng/kg. Riêng mặt hàng sườn non chay có giá bán khá cao từ hơn 200.000 đồng/kg. Một số sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, còn lại đa số đều không nhãn mác, không địa chỉ, không hạn sử dụng.

Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ - Ảnh 2.

Nhiều loại không có nhãn mác

Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ - Ảnh 3.

Khảo sát tại chợ đầu mối Bình Tây (còn gọi là Chợ Lớn), quận 6, TP HCM, có hàng chục sạp chuyên kinh doanh thực phẩm chay giả mặn. Mỗi sạp có hàng chục món chay giả mặn các loại. Bà Hồng, chủ sạp đồ chay tại chợ, cho biết đồ mặn có cái gì thì đồ chay đều có hết. Nào là sườn non 120.000 đồng/kg, heo lát và gà lát 140.000 đồng/kg, bò lát 150.000 đồng/kg, bóng cá 145.000 đồng/kg, thịt bằm 150.000 đồng/kg, gà cục 140.000 đồng/kg, giò sống 110.000 đồng/kg, cá thu 110.000 đồng/kg, cá cơm 60.000 đồng/kg, chả lụa 64.000 đồng/kg, giò thủ 130.000 đồng/kg... Khách hàng mua về có thể tùy ý chế biến thành những món mình ưa thích.

Ngoài ra còn có những món chay chế biến sẵn, khách chỉ mua về là có thể sử dụng được ngay như thịt kho tiêu, khô nai, thịt gà xé, khô cá đuối, khô gà lát mè….

Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ - Ảnh 4.

Chọn mua thực phẩm chay

Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ - Ảnh 5.

Nhiều loại thực phẩm chay giả mặn không có nguồn gốc

Khi phóng viên thắc mắc sản phẩm không nhãn mác, không hạn sử dụng có an toàn cho người dùng thì được người bán giải thích "có thịt cá thật gì đâu mà lo sợ bị hư hỏng", "để cả năm sau cũng vẫn ăn được ngon lành".

Người bán còn cho biết đồ chay không có nhãn mác thường là do hộ gia đình làm rồi bỏ mối cho chợ bán lại. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, thực phẩm đóng gói theo dạng tự phát thường không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi, công đoạn đóng gói sơ sài, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây hại cho sức khoẻ. Chưa kể, một số loại còn có phẩm màu, phụ gia độc hại.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng thức ăn chay công nghiệp hay còn gọi là đồ chay giả mặn, vì thực phẩm lúc này đã được bổ sung thêm vào nhiều chất khác không tốt cho sức khỏe như chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi cho giống thật, chất định hình.

Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM cũng cảnh báo các loại thực phẩm chay chế biến sẵn hiện nay rất dễ mua nhưng người mua rất khó xác định được mức độ an toàn của những món ăn chay này. Để bảo đảm độ dai và có hương vị tương tự như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thủy sản, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay thường bổ sung phụ gia, hương liệu thực phẩm tạo mùi, màu, chất định hình và chất chống ẩm mốc.... Từng loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm như thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, nhiễm hóa chất độc hại. Việc không kiểm soát được nguyên liệu, khi chế biến không bảo đảm quy trình về vệ sinh làm cho sản phẩm dễ bị ô nhiễm có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy.... ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thực phẩm chay đóng hộp cũng có nguy cơ nếu quá trình đóng hộp có sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium botulinium, như đã xảy ra với sản phẩm pate Minh Chay gần đây. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử, vi khuẩn này tiết ra chất cực độc tác động lên thần kinh gây liệt cơ, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Nếu để ở nhiệt độ thường hoặc quá hạn sử dụng, vi khuẩn, vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển. Một khi ăn vào có thể gây ngộ độc với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, nôn, choáng váng… thậm chí tử vong.

Để sản xuất thực phẩm chay an toàn, các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.729.319 VNĐ / lượng

2,700.20 USD / toz

1.17 %

+ 31.10

Bạc

SILVER

958.149 VNĐ / lượng

31.27 USD / toz

1.72 %

+ 0.53

Đồng

COPPER

227.654.788 VNĐ / tấn

406.35 UScents / lb

1.49 %

- 6.15

Bạch kim

PLATINUM

29.602.647 VNĐ / lượng

966.20 USD / toz

0.44 %

- 4.30

Nickel

NICKEL

402.046.416 VNĐ / tấn

15,821.00 USD / mt

0.73 %

+ 114.00

Chì

LEAD

51.332.644 VNĐ / tấn

2,020.00 USD / mt

0.75 %

+ 15.00

Nhôm

ALUMINUM

66.465.609 VNĐ / tấn

2,615.50 USD / mt

0.70 %

- 18.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
9 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
10 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
11 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.