Với việc giảm thuế diện rộng, sâu và trong thời gian ngắn trong Hiệp định EVFTA, hàng phòng vệ nhiều lớp được huy động đáp ứng yêu cầu thương mại công bằng nhưng cần chi phí tuân thủ lớn. Để tránh bị “sốc” chi phí khi thực hiện EVFTA, các doanh nghiệp chủ động chi phí để tuân thủ tích cực hàng phòng vệ nhiều lớp là cần thiết theo phương châm “làm đúng từ việc đầu tiên”.
Hàng phòng vệ nhiều lớp nhưng tiên lượng được
Lớp ngoài cùng là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua công cụ thuế. Các biện pháp được quy định trong chương 3 của EVFTA với 14 điều cùng với nhiều quy định liên quan trong các chương khác. Các biện pháp này áp dụng theo trình tự thủ tục của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam từng bị áp thuế chống bán phá giá nên kinh nghiệm phản ứng với hàng phòng vệ này được tích lũy, nhưng sự cẩn trọng là cần thiết. Công cụ cảnh báo sớm thường được sử dụng để giảm thiểu rủi ro tác động biện pháp phòng vệ.
Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và phi kỹ thuật trong EVFTA quy định khắt khe hàm lượng xuất xứ sản phẩm. (Ảnh minh họa) |
Lớp tiếp theo là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và phi kỹ thuật như quy định hàm lượng xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, bảo hộ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng. Các quy định được làm mới thường xuyên gắn với xu hướng đổi mới công nghệ nhanh chóng và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Lớp trong cùng là chính sách cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu đa dạng từ nhiều nước, với nhiều công cụ lợi hại đặc biệt là đổi mới liên tục sản phẩm dịch vụ và sáng tạo mô hình kinh doanh mới.
Những điều chỉnh chính sách được công bố ngay trong giai đoạn dự thảo theo cam kết về tính minh bạch trong vòng 6 tháng. Do đó, hoàn toàn không có sự thay đổi bất ngờ hay khó tiên lượng với các bên.
Lợi ích lâu dài của hàng phòng vệ nhiều lớp
Hàng phòng vệ nhiều lớp bảo đảm tính công bằng toàn diện và các bên thu lợi ích thương mại có đi có lại. Mỗi lớp phòng vệ thường chỉ bảo vệ được lợi ích của một đối tượng nhất định. Tất cả các đối tượng hữu quan đều mong đợi thu lợi ích chính đáng và thỏa đáng cho nên cần có hàng phòng vệ nhiều lớp. Điều đó tạo động lực tự thân tham gia tự do hóa thương mại của các bên.
Chính phủ đóng vai trò xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định để bảo vệ lợi ích quốc gia và đồng hành cùng doanh nghiệp. Doanh nghiệp hành động hợp lý theo chuẩn mực để thu lợi ích tối đa. Người tiêu dùng được bảo vệ quyền lợi chính đáng và bảo đảm phúc lợi trọn vẹn.
Nhu cầu chính đáng ngày càng năng cao của xã hội được tôn trọng và đáp ứng. Tiến bộ công nghệ được thúc đẩy và được ứng dụng liên tục trở thành động lực phát triển lâu dài. Canh tranh bình đẳng được đề cao. Phúc lợi xã hội bao trùm được cải thiện.
Hàng phòng vệ nhiều lớp còn là công cụ điều tiết thương mại giữa các bên. Nó đóng vai trò bổ sung và thay thế hàng rào thuế quan cắt giảm gần như về 0%. Các loại lợi thế và tiềm năng được khai thác hiệu quả, theo đó, lợi ích đối tượng được phân bổ theo nguyên tắc thương mại tự do.
Chủ động chi phí để tránh “sốc”
Việc sử dùng hàng phòng vệ càng nhiều lớp, chi phí vượt qua “đội lên” càng lớn. Các lớp đó được tiên lượng, có thể bóc tách và nhận dạng khá rõ ràng cho nên tránh được sự lẫn lộn trong áp dụng. Nó bao gồm chi phí nghiên cứu, khảo sát thị trường, chi phí đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khẳt khe về bao bì, đóng gói, hàm lượng xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ thâm chí chi phí tranh chấp.
Đổi lại, các đối tượng liên quan được hưởng lợi lớn và dài hạn, giảm thiểu rủi ro do không đáp ứng đầy đủ yêu cầu thị trường 27 thành viên trong EU có trình độ công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cao hàng đầu thế giới.
Thực tế các doanh nghiệp là chủ thể chính vượt qua hàng phòng vệ nhiều lớp để thâm nhập sâu thị trường đối tác cà từ Việt Nam và EU. Do đó, chi phí vượt qua từng lớp phòng vệ không nhỏ trong giai đoạn đầu thực hiện.
Chỉ tính riêng chi phí nghiên cứu, khảo sát thị trường EU có thể tới hàng trăm triệu đồng. Nếu tính thêm các khoản khác, tổng chi phí cố định ban đầu còn lớn hơn. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ, cả doanh nghiệp khởi nghiệp, chí phí này là một gánh nặng. Hiện tại, có khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa cũng như khởi nghiệp.
Tuy nhiên chi phí này không gây sốc vì được tiên lượng và ước lượng cho nên sẽ có giải pháp tiên kiệm theo nguyên tắc hạch toán tinh gọn. Khi doanh nghiệp thâm nhập sâu vào EU, có thể mở ra cơ hội thâm nhập nhiều thị trường khác với yêu cầu không quá khắt khe. Lợi ích quy mô thu được sẽ bù đắp đủ cho khoản chi phí ban đầu này.
Các loại chi phí có thể ước lượng với mọi trình độ và quy mô doanh nghiệp. Việc chủ động chi phí gắn với tinh huống xấu nhất để nguồn huy động lớn nhất. Nguồn huy động có thể nguồn tự có, vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, thu hút từ nước ngoài thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật kể cả từ đối tác EU. Cho nên, việc chủ động chi phí tạo được tâm lý ổn định và tự tin của doanh nghiệp. Đó là chỗ dựa để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.
Tuân thủ tích cực
Hàng phòng vệ nhiều lớp xây dựng theo thông lệ quốc tế, được chứng minh có cơ sở khoa học và pháp lý được các bên chấp thuận. Việc tuân thủ tích cực thế hiện ở hiểu rõ thực chất, thái độ tuân thủ tích cực và tôn trọng cao nhất cam kết. Đó là điều kiện để hiệp định thực hiện như mong đợi.
Hàng phòng vệ nhiều lớp trong EVFTA là công cụ điều tiết thương mại giữa các bên, đóng vai trò bổ sung và thay thế hàng rào thuế quan. (Ảnh minh họa) |
Việc tuân thủ tích cực không đồng nghĩa với trốn tránh nghĩa vụ mà trở thành mục tiêu và nhiệm vụ mới cần thực hiện khéo léo và thông minh. Do đó, nó là động lực phát triển mới để doanh nghiệp bước sang giai đoạn phát triển mới. Sự đồng hành chính phủ các cấp và doanh nghiệp, và đồng hành cộng đồng doanh nghiệp và Việt kiều ở EU để không doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau.
Khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có về thông tin, tư vấn, chương trình hỗ trợ xúc tiến, tận dụng vai trò tham tán thương mại, kinh nghiệm thành công, tích cực kết nối chặt chẽ và lâu dài đối tác uy tín EU và liên kết mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau.
Làm đúng từ công việc đầu tiên
Để chủ động chi phí và tuân thủ tích cực hàng phòng vệ nhiều lớp, cần làm đúng ngay từ công việc đầu tiên. Trước hết, cần nhận thức đúng lợi ích thu được từ phát triển vào thị trường EU với tầm nhìn mở rộng và tiếp cận mới.
Chủ động đánh giá đúng vị trí doanh nghiệp, mối quan hệ hiện có, nguồn lực hiện hữu và tiềm năng như cơ sở vật chất, tiềm lực công nghệ, nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, tài chính, nhân lực, quan hệ nhất là chuỗi cung ứng mới để vận hành thuận lợi ngay từ đầu.
Xác định rõ mục tiêu chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cẩn thận, tỷ mỉ và rà soát thận trọng. Kế hoạch này phải bao gồm kịch bản tốt, trung bình và chưa tốt để phản ứng chủ động với thay đổi nhanh chóng tình hinh.
Khoa học quản trị chuỗi cung ứng hiện đại và điều hành doanh nghiệp hiệu quả cần được tiếp cận kịp thời và áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực ngoại lại và nội bộ ngay từ đầu. Chủ động chi phí và tuân thủ tích cực hàng phòng vệ tạo cách nhìn lạc quan, hóp phần hình thành triết lý phát triển mới lâu dài và bền vững cho các bên./.