Thực thi Hiệp định CPTPP cần sự gấp rút của các Bộ, ngành

18/11/2018 08:10
Các văn bản pháp luật cần thiết để có thể thực thi Hiệp định CPTPP trước ngày 15/2/2019, trong mọi trường hợp không muộn hơn ngày 15/3/2019.

Ngày 12/11 vừa qua, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại.

Thực thi Hiệp định CPTPP cần sự gấp rút của các Bộ, ngành - Ảnh 1.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Đồng thời, Chính phủ xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP và thông báo thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam.

Ngay sau khi Nghị quyết Hiệp định CPTPP được phê chuẩn, Bộ Công Thương đã có văn bản số 8851/BCT-ĐB gửi Thủ tướng Chính phủ về thời điểm có hiệu lực của Hiệp định CPTPP, trong đó nêu rõ: Để đưa CPTPP vào thực thi, Chính phủ cần ban hành Chương trình hành động thực thi Hiệp định CPTPP (dự kiến trong vòng 15 ngày sau khi Quốc hội ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, nghĩa là không muộn hơn ngày 30/11/2018).

Cùng với đó, Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để đưa Hiệp định vào thực thi. Trong đó, quan trọng nhất là việc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường (thuế xuất nhập khẩu, mua sắm của Chính phủ và quy tắc xuất xứ).

Theo Bộ Công Thương, trong các bước trên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để đưa Hiệp định vào thực thi cần một khoảng thời gian nhất định (từ 1-2 tháng) để các Bộ, ngành chuẩn bị dự thảo, trình Chính phủ thông qua. Sau đó, theo quy định của pháp luật, cần dành 45 ngày để các văn bản này có hiêu lực.

“Tổng cộng tính từ ngày Quốc hội phê chuẩn Hiệp định cho tới ngày Việt Nam sẵn sàng về mọi mặt để thực thi sẽ khoảng 90-120 ngày, nghĩa là từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3/2019. Nếu làm theo quy trình "rút gọn" có thể ngắn hơn nhưng cần đến sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị gấp rút của các Bộ, ngành”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Theo Bộ Công Thương, nếu cố gắng phấn đấu để đưa Hiệp định CPTPP vào thực thi trước ngày 1/1/2019, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi của các nước sớm hơn. Tuy nhiên, với lộ trình hiện nay của Quốc hội và dự kiến các công việc cần triển khai để đưa vào Hiệp định CPTPP thì các Bộ, ngành sẽ không thể chuẩn bị kịp các văn bản quy phạm pháp luật.

Khi mục tiêu lớn nhất của Việt Nam và Nhật Bản là đưa Hiệp định CPTPP vào thực thi tới nay đã đạt được, nên ưu tiên lúc này theo Bộ Công Thương là việc chọn thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam sao cho vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian làm quen thêm với Hiệp định CPTPP.

Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao cân nhắc thời điểm thông báo với nước lưu chiểu (New Zealand) về việc Việt Nam đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP, sao cho bảo đảm thời gian để ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có  hiệu lực đồng thời với thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam.

Giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết để có thể đưa Hiệp định vào thực thi trước ngày 15/2/2019, trong mọi trường hợp không muộn hơn ngày 15/3/2019.

Giao Bộ Ngoại giao làm việc với các nước để bảo đảm Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ra mắt Hiệp định CPTPP trong trường hợp Hiệp điịnh được Quốc hội thông qua vào ngày 12/11/2018./.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
29 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
53 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
5 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
41 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
35 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
19 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.