Thuê bao thực hiện cuộc gọi rác sẽ bị cắt liên lạc

03/07/2020 15:07
Đây là biện pháp ngăn chặn tình trạng cuộc gọi quấy rối (cuộc gọi rác) gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người dân.

Trước tình trạng cuộc gọi rác có chiều hướng ngày càng gia tăng, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (người sử dụng dịch vụ viễn thông) và bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững, lành mạnh, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có Công văn số 2568/CVT-TNTK ngày 29/6 về việc thực hiện ngăn chặn cuộc gọi rác.

Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp thống nhất 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi rác gồm: Tần suất thực hiện cuộc gọi; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn; tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ; đặc điểm hành vi sử dụng. Các tiêu chí này được sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu (big data) và máy học (machine learning) để nhận diện thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác.

Thuê bao thực hiện cuộc gọi rác sẽ bị cắt liên lạc - Ảnh 1.

. (Ảnh minh họa)

Theo Cục Viễn thông, cách thức để nhà mạng ngăn chặn cuộc gọi rác theo 4 bước. Trong đó, sau khi nghi ngờ thuê bao phát tán cuộc gọi rác, nhà mạng thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng đã nhận cuộc gọi nghi ngờ có hành vi thực hiện cuộc gọi rác (thu thập qua tin nhắn và khách hàng có thể trả lời bằng cách nhấn nút có hoặc không).

Việc ngăn chặn thuê bao thực hiện cuộc gọi rác dựa trên số lượng phản hồi (theo quy định) càng nhiều càng tốt từ khách hàng sẽ được nhà mạng chặn chiều gọi đi của thuê bao phát tán cuộc gọi rác...Các nhà mạng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi phát tán cuộc gọi rác để bảo vệ người tiêu dùng (được quy định tại Điểm b, a và d, Khoản 2, Điều 13, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

Trong đó, nhà mạng xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng. Từ chối cho tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng. Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp doanh nghiệp viễn thông không thực hiện biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác thì có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Cục Viễn thông cũng nêu rõ, theo Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 3/1/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định hướng phát triển ngành năm 2020, việc xử lý căn bản các loại rác viễn thông (sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác) là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững, lành mạnh.

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) triển khai biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác từ ngày 1/7/2020. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông MobiFone áp dụng triển khai trước ngày 1/8/2020. 6 công ty cổ phần: Viễn thông di động Vietnamobile, Viễn thông Đông Dương, Viễn thông Hà Nội, Hạ tầng CMC, Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Viễn thông FPT triển khai trước ngày 1/10/2020./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
33 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

76.982.198 VNĐ / lượng

2,593.10 USD / toz

0.23 %

+ 5.90

Bạc

SILVER

922.266 VNĐ / lượng

31.07 USD / toz

0.95 %

+ 0.29

Đồng

COPPER

237.879.174 VNĐ / tấn

438.20 UScents / lb

0.77 %

+ 3.35

Bạch kim

PLATINUM

29.414.200 VNĐ / lượng

990.80 USD / toz

0.15 %

+ 1.50

Nickel

NICKEL

402.200.254 VNĐ / tấn

16,334.00 USD / mt

0.62 %

+ 101.00

Chì

LEAD

51.598.545 VNĐ / tấn

2,095.50 USD / mt

0.60 %

+ 12.50

Nhôm

ALUMINUM

62.728.367 VNĐ / tấn

2,547.50 USD / mt

0.22 %

+ 5.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
7 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.