Thuế kỹ thuật số: Mồi lửa châm ngòi chiến tranh thương mại mới của Tổng thống Donald Trump

22/06/2020 16:30
Theo đại diện bộ thương mại Mỹ, những nước đã áp dụng hoặc đang xem xét thuế kỹ thuật số bao gồm Áo, Brazil, Séc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối các quy định đánh thuế kỹ thuật số (Digital Tax) lên những công ty công nghệ hiện hành tại các thị trường Châu Âu thúc đẩy rủi ro về một cuộc chiến thương mại mới.

Câu chuyện bắt đầu khi Mỹ và một số nước bất đồng quan điểm trong cách thức thu thuế đối với những công ty công nghệ như Facebook hay Alphabet (Google). Trên thực tế đây là một cách để chính phủ các nước thu tiền từ những khoản lợi nhuận khổng lồ của các hãng công nghệ lớn, trong khi các tập đoàn này thì đang cố tránh thuế hết mức có thể.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng thuế kỹ thuật số mới hiện nay là không công bằng với những doanh nghiệp Mỹ, qua đó đe dọa sẽ áp các khoản thuế đáp trả lên những công ty công nghệ nước ngoài. Động thái này có thể kích động một cuộc chiến thương mại mới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1930 đến nay.

 Thuế kỹ thuật số: Mồi lửa châm ngòi chiến tranh thương mại mới của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 1.

1.Thuế kỹ thuật số là gì?

Ý tưởng ban đầu của hệ thống này là chuyển từ việc thu thuế tại các quốc gia có đặt trụ sở hoặc xác nhận doanh thu của công ty sang những nước có người dùng sử dụng dịch vụ. Ví dụ như Facebook hay Google sẽ phải đóng thuế tại Châu Âu do có người sử dụng dịch vụ tại đây thay vì đóng thuế tại nơi đặt trụ sở là Mỹ.

Bên cạnh đó, quy định mới sẽ áp dụng tính thuế lên doanh thu thay vì lợi nhuận, qua đó hạn chế được việc cố tình sử dụng các khoản giảm trừ để hạ lợi nhuận và trốn thuế của các công ty.

Tháng 7/2019, Pháp là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ sau khi Liên minh Châu Âu (EU) đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn việc trốn thuế của các tập đoàn công nghệ quốc tế. Khoản thuế 3% của Pháp sẽ áp dụng cho những công ty có doanh thu trên 750 triệu Euro, tương đương 845 triệu USD và doanh số trên 25 triệu Euro tại thị trường này. Phần lớn trong số 30 doanh nghiệp lớn chịu ảnh hưởng là những tập đoàn đến từ Mỹ.

2.Những vụ trả đũa

Vào tháng 1/2020, Pháp và Mỹ suýt chút nữa đã nổ ra một cuộc chiến thương mại khi Mỹ có ý định áp thuế lên 2,4 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Pháp nhằm trả đũa vụ thuế kỹ thuật số. Mọi việc chỉ lắng xuống khi Mỹ đồng ý hoãn thi hành còn Pháp cũng lùi thời hạn áp dụng thuế kỹ thuật số xuống cuối năm 2020. Kể từ đó đến nay, Mỹ đã liên tục điều tra cũng như viện dẫn các điều khoản để phản đối thuế kỹ thuật số tại 10 nước Châu Âu, qua đó lấy lý do vi phạm thỏa thuận thương mại để có những hành động trả đũa.

Đây là động thái hoàn toàn tương tự như khi Mỹ cao buộc và áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc với lý do vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.

 Thuế kỹ thuật số: Mồi lửa châm ngòi chiến tranh thương mại mới của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump

3.Những nước nào áp dụng

Theo đại diện bộ thương mại Mỹ, những nước đã áp dụng hoặc đang xem xét thuế kỹ thuật số bao gồm Áo, Brazil, Séc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.

Trong đó Mỹ coi việc áp thuế kỹ thuật số của Ấn Độ là nghiêm trọng nhất bởi nước này áp dụng những quy định nặng nề hơn rất nhiều so với Pháp. Vào tháng 4/2020, Ấn Độ đã mở rộng những đối tượng phải chịu thuế kỹ thuật số 6% từ những công ty quảng cáo trực tuyến nước ngoài lên thành bao gồm cả những công ty công nghệ có kinh doanh tại thị trường Nam Á này.

Đặc biệt hơn, thuế kỹ thuật số tại Ấn Độ đi ngược với các nguyên tắc quốc tế khi không thừa nhận những khoản thuế mà công ty đa quốc gia đã đóng ở nước khác cho các dịch vụ đang cung cấp tại Ấn Độ.

4.Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào?

Trong mùa dịch Covid-19, thương mại điện tử và kinh doanh online đã hưởng lợi lớn khi người lao động bị cách ly tại nhà. Bởi vậy, chính phủ nhiều nước đã tăng cường áp dụng thuế kỹ thuật số nhằm lấy tiền cứu giúp nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng do dịch bệnh. Bộ trưởng tài chính của hàng loạt các quốc gia như Indonesia, Pháp hay Italy đã thừa nhận chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy họ nhanh chóng áp dụng thuế kỹ thuật số.

Sau khi dịch Covid-19 bùng nổ, những công ty như Amazo hay Netflix đã thu lợi lớn trên thị trường thương mại điện tử trị giá 26 nghìn tỷ USD. Pháp cho biết họ sẽ chỉ bỏ thuế kỹ thuật số nếu Mỹ và nhiều nước đồng ý một bản thỏa thuận chung về loại thuế này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin cho biết Mỹ sẽ không còn tham gia đàm phán thuế kỹ thuật số trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nữa sau khi thất bại trong việc đàm phán một thỏa thuận có lợi cho các công ty công nghệ nước này.

 Thuế kỹ thuật số: Mồi lửa châm ngòi chiến tranh thương mại mới của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 3.

5.Chuyện gì sẽ diễn ra?

Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết chắc chắn sẽ áp dụng thuế kỹ thuật số trong năm 2020 theo lộ trình định sẵn.

"Cho dù chuyện gì xảy ra thì chúng tôi cũng sẽ áp thuế kỹ thuật số trong năm 2020 bởi đây là vấn đề về công lý", Bộ trưởng Le Maire nhấn mạnh.

Về phía ngược lại, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết họ sẽ đáp trả bất cứ loại thuế kỹ thuật số nào áp lên các công ty công nghệ Mỹ.

6.Trốn thuế

Các tập đoàn công nghệ đa quốc gia thường trốn thuế bằng cách đặt nơi nhận doanh thu tính thuế ở các quốc gia có mức thuế thấp hoặc các thiên đường miễn thuế như Ireland hay Bermuda. Nhờ đó, họ có thể kiếm hàng tỷ USD lợi nhuận ở các quốc gia mà vẫn có thể hưởng mức thuế cực thấp.

Nhiều quốc gia cho rằng hệ thống thuế như hiện nay là bất công khi các công ty công nghệ làm giàu trên thị trường của họ nhưng lại chẳng đóng góp gì. Theo báo cáo năm 2018 của Hội đồng Châu Âu (EC), các tập đoàn công nghệ quốc tế chỉ chịu bình quân 9,5% mức thuế, thấp hơn nhiều so với 23,2% của các công ty trong các ngành khác.

7.Tại sao tính thuế dựa trên doanh thu?

Thông thường các hệ thống thuế hiện hành đều tính thuế dựa trên lợi nhuận nhưng thuế kỹ thuật số mới lại được các nhà hoạch định chính sách áp trên doanh thu. Nguyên nhân vô cùng đơn giản: nó dễ dàng hơn.

Việc áp thuế trên lợi nhuận sẽ buộc các nhân viên ngành thuế phải tính toán xem lợi nhuận nào của công ty là thu được dựa trên kinh doanh ở thị trường của họ. Tuy nhiên điều này khá khó khăn với những công ty công nghệ. Ví dụ bạn đặt một taxi ở Anh nhưng có thể việc thanh toán lại được thực hiện ở Pháp.

Thêm nữa, các công ty có thể biến nhiều khoản lợi nhuận thành những khoản giảm trừ miễn thuế, qua đó trốn thuế một cách hợp pháp.

Các nhà chính trị cũng cho rằng việc đánh thuế dựa trên doanh thu sẽ dễ dàng thu tiền từ các tập đoàn công nghệ như Amazon hơn, vốn có doanh số cao nhưng báo cáo lợi nhuận lại không tương xứng.

 Thuế kỹ thuật số: Mồi lửa châm ngòi chiến tranh thương mại mới của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 4.

Netflix và nhiều hãng công nghệ hưởng lợi lớn nhờ lệnh cách ly mùa dịch Covid-19

8.Mặt trận chiến tranh thương mại mới?

Trên thực tế những cuộc tranh cãi về thuế không còn xa lạ gì với các công ty Mỹ. Năm 2017, hãng Apple đã phải thanh toán bù 13 tỷ Euro tiền thuế bởi EC, một khoản tiền mà CEO Tim Cook gọi là "thứ chính trị rác rưởi".

Bộ tài chính Mỹ đã từng cố gắng can thiệp nhưng thất bại trong vụ điều tra của EC với các khoản thuế của Apple. Phía EC cũng đã cáo buộc Google trốn thuế nhờ thiên đường thuế ở Ireland, đồng thời đòi Amazon phải trả 250 triệu Euro do trốn thuế tại thiên đường thuế Luxembourg.

Những tập đoàn Mỹ khác bao gồm cả các công ty phi công nghệ như Starbucks hay Nike cũng đang bị phía Châu Âu điều tra tội trốn thuế.

9.Năm hạn của tập đoàn công nghệ Mỹ

Rất nhiều hãng công nghệ của Mỹ đang gặp khó ở Châu Âu và không riêng gì vấn đề về thuế. Hàng loạt những rắc rối liên quan đến quyền riêng tư, cáo buộc độc quyền… bị các nhà hoạch định Châu Âu nhắm tới các công ty công nghệ Mỹ. Tất nhiên, các tập đoàn này đều cố gắng phản kháng bằng vận động hành lang hay tham chiến tại tòa án.

Năm 2019, trong khi Google chấp nhận trả 965 triệu Euro để dàn xếp các cáo buộc trốn thuế của Pháp thì Apple và Amazon chấp nhận kiện cáo ra tòa và nếu họ giành chiến thắng thì những cáo buộc về thuế có thể tạm ngừng trong một khoảng thời gian.

Theo Bloomberg

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
4 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
5 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
6 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
6 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
6 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.