Thuế về 0%, nhiều hàng Việt Nam vẫn chưa thể xuất ngoại

20/03/2019 13:53
Dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nhiều loại nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu...

Bộ Công Thương vừa có báo cáo đánh giá cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước trong Hiệp đinh Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, Bộ đã có những đánh giá tồn tại, hạn chế của hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2018 để hoạch định hướng đi giai đoạn tiếp theo.

31 thị trường tỷ xuất khẩu USD 

Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó, tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Xuất khẩu trong 8 năm tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018. Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ hạng 50 thì đến 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.

Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm 2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD).

Trong giai đoạn 2011-2018, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó, khu vực thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng khoảng từ 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%. Tỷ trọng khu vực châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2018 (bảng 2). Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất.

Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định. Tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường đạt mức hai con số như xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội từ cắt giảm thuế quan tại các thị trường có FTA để tăng trưởng. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, Australia -New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu điều sang Úc tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm; hồ tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm sau khi Hiệp định VJFTA có hiệu lực; hay hồ tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm, thủy sản đạt 12,3% năm sau khi Hiệp định AIFTA có hiệu lực; sau khi Hiệp định Việt Nam - EAEU có hiệu lực, hạt điều xuất khẩu sang Liên bang Nga tăng 59,6%, rau quả tăng 19,9%, dệt may tăng 53,5%…

Thuế về 0%, nhiều loại nông sản vẫn tắc

Bộ Công Thương nhận định, về công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định FTA) đã làm tốt nhưng việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế.

Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường như sữa, thịt lợn, một số loại rau quả.

Đặc biệt, tập quán sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường.

Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả. Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở các nước nhập khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường.

Bộ này cho rằng rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh, nhiều địa bàn không có đường bay thẳng,… cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Nga, Đông Âu, châu Phi, Mỹ Latinh, Tây Á.

Xu hướng bảo hộ, quy định tiêu chuẩn cao tại các thị trường nhập khẩu như các quy định kỹ thuật khá khắt khe, chính sách bảo hộ cao đối với sản xuất nông nghiệp nội địa của nhiều nước…gây khó khăn không nhỏ cho hàng Việt Nam xuất khẩu. 

Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ta trong lĩnh vực nông sản luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác trong khối ASEAN. Đặc biệt là mặt hàng gạo, trái cây đến từ Thái Lan.

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam tại các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ với ưu thế hơn hẳn về giá cả là Trung Quốc về hàng tiêu dùng, dệt may, da giầy, Thái Lan về mặt hàng thủy sản, gạo, trái cây, Ấn Độ về gạo. Hiện nay, Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, với sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán.

Dù có nhiều nỗ lực, nhưng do khả năng về tài chính nên các doanh nghiệp Việt Nam ít có điều kiện tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại các nước phát triển châu Âu, châu Mỹ.

Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hay như việc tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu thì không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng chủ động thực hiện được, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn, đối với Canada: hệ thống luật thương mại tương đối phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Canada phải chịu sự điều tiết của luật liên bang và luật nội bang. Đối với EU, đôi khi doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải nắm bắt quy định chung của EU, đôi khi phải tìm hiểu thêm quy định của quốc gia.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.461.624 VNĐ / tấn

198.60 JPY / kg

0.71 %

+ 1.40

Đường

SUGAR

12.163.796 VNĐ / tấn

21.82 UScents / lb

-1.71 %

- -0.38

Cacao

COCOA

179.960.462 VNĐ / tấn

7,117.00 USD / mt

-3.30 %

- -243.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

141.466.846 VNĐ / tấn

253.77 UScents / lb

-1.87 %

- -4.84

Đậu nành

SOYBEANS

9.447.101 VNĐ / tấn

1,016.80 UScents / bu

0.12 %

+ 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.255.996 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

-0.77 %

- -2.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

27.187.367 VNĐ / tấn

48.77 UScents / lb

0.93 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "hiền như cục đất" mê ăn chuối
6 giờ trước
Mong muốn làm giàu ở quê nhà, anh Trần Quốc Tuấn ở Hà Tĩnh mạnh dạn nuôi con quen thuộc mà khi nhắc tên ai cũng thấy hay, một thời gian sau mang đi bán nhẹ nhàng thu về 500 triệu đồng/năm.
Đây chính là ‘mỏ vàng’ giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu hơn 16 tỷ USD kể từ đầu năm, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã chốt đơn
9 giờ trước
Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đang mạnh tay săn lùng mặt hàng này từ Việt Nam.
Bình Thuận: Thanh long nghịch vụ rớt giá "sốc", còn 2.000 đồng/kg
10 giờ trước
Từ mức giá hơn 20.000 đồng/kg đầu vụ, hiện giá thanh long nghịch vụ đang quay đầu giảm "sốc", chỉ bằng 1/10, khiến nông dân thấp thỏm
Vàng tăng 30% từ đầu năm nhưng nếu ‘all-in’ vào 4 loại hàng hóa này, nhà đầu tư còn lãi đậm hơn nhiều
11 giờ trước
Bối cảnh chung của thị trường hàng hóa không mấy tươi sáng kể từ đầu năm nhưng vẫn có một số sản phẩm ghi nhận tăng trưởng rất mạnh.