'Thung lũng Silicon Đông Nam Á': Đà Nẵng đón nguồn công nghệ Nhật Bảnicon

Đà Nẵng được các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin quan tâm bởi môi trường thuận lợi.

Đà Nẵng được các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin quan tâm bởi môi trường thuận lợi.

 

Thung lũng Silicon Đông Nam Á

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Xúc tiến đầu tư ICT Nhật Bản vào Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, Nhật Bản đang là quốc gia đứng thứ hai về đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60 tỷ USD, đầu tư vào 4.200 dự án, trong đó có hơn 700 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực CNTT-TT.

Đứng trước cơ hội tiếp tục đón nhận các làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, Việt Nam đã sẵn sàng cho việc đón nhận dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá cho các khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là TP. Đà Nẵng.

Nổi lên và được ví như là một Thung lũng Silicon của Đông Nam Á, chính quyền Đà Nẵng đang cùng với các cơ quan Trung ương xây dựng hệ sinh thái số, ưu tiên thu hút các dự án FDI công nghệ cao, xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường” và là điểm đến đắt giá thu hút các tập đoàn công nghệ toàn cầu trong tương lai.

'Thung lũng Silicon Đông Nam Á': Đà Nẵng đón nguồn công nghệ Nhật Bản
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn (Ảnh:MIC)

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Văn Miên đánh giá, Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm thành phố đang kêu gọi đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT).

Tính đến tháng 9/2020, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư tại thành phố với 214 dự án và tổng vốn hơn 816 triệu USD, chiếm gần 25% tổng số dự án đầu tư nước ngoài và hơn 23% tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài tại thành phố.

Ông Miên mong sẽ sớm đón nhà đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đến làm việc trực tiếp và lựa chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá về môi trường kinh doanh, ông Onose Takahisa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng, cho biết, Đà Nẵng là địa phương có nhiều thuận lợi như đô thị phát triển tập trung, đường kết nối tới sân bay thuận lợi, ít tắc đường.

Cơ sở hạ tầng hoàn thiện với hạ tầng giao thông được nâng cấp đáng kể trong 10 năm qua. Nguồn cung cấp điện nước ổn định; Lực lượng lao động chất lượng cao, dồi dào, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, trong đó có trường đại học với các doanh nghiệp CNTT diễn ra mạnh mẽ.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Để phục vụ cho mục tiêu ngành công nghiệp ICT đóng góp 15% vào GRDP của Đà Nẵng, ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, TP đã và đang đầu tư, thu hút đầu tư vào 6 khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và công viên phần mềm. Việc đầu tư, đưa vào hoạt động các khu này sẽ đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Tạo điều kiện cho các DN, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhận định, chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam là tận dụng các lợi thế cạnh tranh mới. Ban hành khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo quy định quản lý trong các lĩnh vực sẽ khuyến khích các mô hình công nghệ mới trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích công cộng. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể đến Việt Nam thử nghiệm các công nghệ mới.

'Thung lũng Silicon Đông Nam Á': Đà Nẵng đón nguồn công nghệ Nhật Bản
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp ICT Nhật Bản đầu tư

Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng mạng di động viễn thông, nâng cấp mạng di động 4G, sớm thương mại hóa mạng di động 5G; rà soát, phát triển hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu bùng nổ kết nối và xử lý dữ liệu, nhu cầu đầu tư quy mô lớn của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, tạo tiền đề cho sản xuất thông minh.

Bên cạnh đó, sẽ rà soát, ban hành hệ thống ưu đãi thuế cao nhất cho các doanh nghiệp công nghệ, đồng thời xem xét thiết kế các gói ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư quy mô lớn, đầu tư vào R&D và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.

Việt Nam cũng ban hành chương trình chuyển đổi quốc gia số với tiêu chuẩn đến năm 2030 trở thành quốc gia số. Kỳ vọng chương trình này sẽ tạo ra - bao trùm các lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, giao nhận - vận tải và hình thành một không gian hợp tác rộng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ bên ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Một trong những vấn đề “nóng” được các đại biểu đưa ra là làm sao đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ tiếng Nhật để cung ứng cho các DN đến từ Nhật Bản.

Về phía các DN, ông Onose Takahisa kiến nghị, để Đà Nẵng trở thành một Silicon Valley, Bộ TT&TT và thành phố Đà Nẵng cần tăng cường xúc tiến hoạt động truyền thông thông điệp về Đà Nẵng đến các thành phố lớn khác của Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM) và mở rộng ra nước ngoài, từ đó mới thu hút được các nhà đầu tư cũng như nguồn lực đổ về Đà Nẵng trong thời gian tới.

Duy Anh

Tin mới

Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
4 giờ trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.
Nhập khẩu thịt bò đắt đỏ bậc nhất thế giới tăng gần 20 lần trong 10 năm
3 giờ trước
Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 39 tấn thịt bò Wagyu - loại thịt được xếp vào diện đắt đỏ nhất thế giới.
Thủy điện đền bù vì xả nước gây chết 600 cây keo của người dân
3 giờ trước
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vừa thống nhất phương án hỗ trợ và khắc phục sau khi nước từ hầm điều áp gây chết 600 cây keo của một hộ dân.
Loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, 2 triệu đồng/kg, ở Việt Nam trồng bạt ngàn
2 giờ trước
Loại gia vị này được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại gia vị", là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới. Một kg gia vị có thể bán lẻ với giá 90 USD (khoảng 2 triệu đồng)
Trung Quốc đột ngột giảm mạnh việc mua một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam, vì sao vậy?
38 phút trước
Có nhiều nguyên nhân khiến cho sản lượng của mặt hàng này trong tháng giảm mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Lộ MG G50 mới tại Việt Nam: Dễ là bản 'base' có giá tạm tính hơn 500 triệu, thiết kế khác xe tại VMS, có thể dùng số sàn
1 phút trước
Chiếc MG G50 mới bị bắt gặp tại Hà Nội có thiết kế đầu xe thanh thoát và hiện đại hơn so với xe từng trưng bày tại VMS 2024.
Thị trường ô tô cuối năm: Xe sang 'cật lực' đẩy hàng tồn kho
21 giờ trước
Thị trường xe được đánh giá sôi động trong mấy tháng qua nhờ hiệu ứng từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ. Song với dòng xe sang, các hãng xe cho biết sức tiêu thụ vẫn còn yếu do khách hàng dè dặt hơn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn tại nhiều lĩnh vực.
Eurowindow River Park - Hơn cả một chốn an cư, đó là đặc quyền trải nghiệm
1 ngày trước
Hơn cả một chốn an cư, Eurowindow River Park là nơi hạnh phúc ngập tràn và kiến tạo tương lai cho các gia đình. Sở hữu căn hộ 3 phòng ngủ tại đây, cư dân sẽ được tận hưởng trọn vẹn không gian sống tiện nghi, kết nối thuận tiện và tiện ích hoàn hảo.
Tự động nâng cấp băng thông miễn phí, Viettel được lòng hàng chục triệu gia đình Việt
1 ngày trước
Sapo: Viettel Telecom bất ngờ nâng băng thông miễn phí lần thứ tư trong 5 năm, gia tăng lợi ích đến hàng triệu khách hàng, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và nâng tầm hạ tầng số Việt Nam.