Thuốc trị Covid-19 rộng đường

29/10/2021 16:43
Thỏa thuận miễn phí bản quyền thuốc trị Covid-19 Molnupiravir của Merck là "bước đi bất thường" được giới chuyên gia hoan nghênh

Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) đã bắt đầu xem xét đơn xin cấp phép sử dụng Molnupiravir, thuốc viên trị Covid-19 do công ty dược Merck của Mỹ phát triển, trong khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) có thể ra quyết định về vấn đề này vào đầu tháng 12 tới.

Nếu được bật đèn xanh, đây sẽ là biện pháp điều trị Covid-19 đầu tiên không thực hiện thông qua tiêm hay truyền tĩnh mạch.

Không lâu sau thông báo hồi đầu tuần của EMA, Merck đem lại thông tin gây xôn xao toàn cầu vào ngày 27-10: Trao giấy phép miễn phí bản quyền thuốc Molnupiravir cho Quỹ Sáng chế dược phẩm chung (MPP), một tổ chức phi lợi nhuận được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Theo thỏa thuận, ba bên tham gia phát triển Molnupiravir - gồm Merck, Ridgeback Biotherapeutics (một công ty dược ở Miami, Mỹ) và Trường ĐH Emory của Mỹ - không nhận phí bản quyền cho tới khi Covid-19 vẫn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Nhờ thỏa thuận trên, các công ty dược ở 105 quốc gia, hầu hết tại châu Phi và châu Á, được sản xuất thuốc phiên bản (thuốc generic) của Molnupiravir và từ đó kéo giảm giá bán loại thuốc này ở các nước nghèo nhất, nơi vắc-xin Covid-19 đang thiếu hụt trầm trọng.

Thuốc trị Covid-19 rộng đường - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một điểm xét nghiệm di động ở TP New York - Mỹ hồi tháng 8-2021 Ảnh: REUTERS

Hiện giá bán Molnupiravir chưa được chốt lại song theo báo The New York Times, các công ty dược ở các nước đang phát triển dự kiến bán thuốc generic của Molnupiravir ra thị trường với giá khoảng 20 USD/liệu trình (tức 5 ngày thuốc), thấp hơn rất nhiều so với mức 712 USD/liệu trình mà chính phủ Mỹ đồng ý mua theo thỏa thuận ban đầu với Merck.

Đây là thông tin rất vui khi biết rằng Merck thông báo Molnupiravir, đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, giúp làm giảm 50% nguy cơ nhập viện và tử vong vì Covid-19.

Thỏa thuận giữa Merck và MPP được giới chuyên gia hoan nghênh và đánh giá là "bước đi bất thường" đối với một hãng dược lớn của phương Tây.

Trong năm nay, Merck đã cho phép 8 công ty dược lớn của Ấn Độ sản xuất thuốc generic của Molnupiravir. Tuy nhiên, công ty lo ngại chỉ sản xuất ở một khu vực sẽ không đủ để sớm cung cấp cho các nước đang phát triển - theo bà Jenelle Krishnamoorthy, Phó Chủ tịch về chính sách toàn cầu của Merck.

Đó là lý do Merck bắt tay với một tổ chức có kinh nghiệm sâu rộng trong việc hợp tác với các hãng dược toàn cầu như MPP. Ngoài ra, Merck cũng hứa sẽ hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho bất cứ công ty có giấy phép sản xuất thuốc generic nào cần giúp đỡ.

Được xem là tiêu chuẩn cho ngành dược hiện nay, hành động của Merck trái ngược với những từ chối chuyển giao công nghệ liên tục của các hãng sản xuất vắc-xin Covid-19 là Pfizer và Moderna, bất chấp áp lực từ các chính phủ và WHO.

TS Charles Gore, Giám đốc của MPP, tiết lộ đã có hơn 50 công ty (đều đến từ các khu vực đang phát triển) liên hệ với tổ chức này về việc sản xuất thuốc Molnupiravir.

Theo TS Gore, thỏa thuận với Merck "cực kỳ quan trọng" bởi sẽ tạo tiền lệ cho những sản phẩm hứa hẹn sắp ra mắt khác. Hiện Pfizer cũng thử nghiệm giai đoạn cuối đối với thuốc viên trị Covid-19 của mình và đang đàm phán với MPP.

Dù vậy, vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức đối với các công ty sản xuất thuốc generic của Molnupiravir, theo ông Trevor Mundel, Chủ tịch về sức khỏe toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates. Quỹ này đã cam kết ủng hộ 120 triệu USD hỗ trợ các công ty sản xuất thuốc generic.

Hãng tin Bloomberg cũng dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia y tế lo ngại một số nước thu nhập trung bình, bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch có thể bị gạt sang bên lề của các thỏa thuận cấp phép sản xuất Molnupiravir.

Hối hả đặt mua

Các quốc gia châu Á đang chạy đua để tiếp cận sớm Molnupiravir trong bối cảnh nhu cầu sản phẩm tăng cao.

Chủ tịch Monaliza Salian của Công ty Nhập khẩu MedEthix (Philippines) ngày 27-10 thông báo quốc gia này sẽ được bàn giao 300.000 liệu trình Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 ở 4 bệnh viện vào tháng tới.

Đây sẽ là lô Molnupiravir đầu tiên mà Philippines nhận được và mỗi viên dự kiến được phân phối trong nước với giá 1,97-2,96 USD, theo Chủ tịch hãng dược JackPharma (Philippines) Meneleo Hernandez. Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines Enrique Domingo chia sẻ với Reuters rằng Molnupiravir đã được phê chuẩn sử dụng ở 31 bệnh viện trên khắp quốc gia này.

Trước đó, vào ngày 25-10, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo quốc gia ông đang "hoàn thành" thỏa thuận mua Molnupiravir. Bộ trưởng Sadikin không tiết lộ số lượng cụ thể, chỉ nói rằng đợt giao nhận sản phẩm đầu tiên nhiều khả năng diễn ra vào cuối năm nay. Cũng theo Bộ trưởng Sadikin, Indonesia đang đàm phán với Merck để xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu thô tại nước này.

Những thông báo trên được đưa ra vài tuần sau khi Bộ Y tế Malaysia cho biết đã đạt được thỏa thuận mua 150.000 liệu trình Molnupiravir. "Malaysia mua thuốc để chuẩn bị bước sang giai đoạn xem Covid-19 là bệnh đặc hữu, khi chúng ta có thể chung sống với virus bằng cách bổ sung những loại "vũ khí"chống Covid-19 mới, bên cạnh vắc-xin và những biện pháp y tế công khác" - Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin khẳng định trong lúc công bố thỏa thuận.

Theo báo Bangkok Post, Merck cũng đã ký những thỏa thuận tương tự với Britain (đảo Anh, gồm: Anh quốc, Scotland và Xứ Wales), Singapore, Hàn Quốc và Úc.

Cao Lực

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
15 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
25 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
45 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
13 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
37 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.