Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân 'vung tiền' thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để 'phục thù'

03/06/2022 08:48
Khi giới chức Thượng Hải nới lỏng biện pháp phong tỏa vào ngày 1/6, hàng dài người đã xếp hàng tại các trung tâm mua sắm, người đi bộ cũng đổ ra đường.
Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân vung tiền thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để phục thù - Ảnh 1.

Sau 2 tháng gần như toàn bộ hoạt động kinh doanh bị "đóng băng", người dân Thượng Hải đang đổ xô quay trở lại mua sắm. Các cửa hàng đang chuẩn bị cho việc nhu cầu tăng đột biến trở lại sau thời gian dài phong tỏa.

Trong một bài đăng trên Weibo, tài khoản Shanghai Hot Information – có hơn 1 triệu người theo dõi, đã chia sẻ hình ảnh khách hàng xếp hàng bên ngoài các cửa hàng Hermès, Céline và Dior tại trung tâm mua sắm cao cấp Plaza 66 của thành phố. Trong khi đó, một người dùng khác – Yilian Fengyue Xian, cho biết cô đã mua 4 cốc trà sữa để "phục thù" cho khoảng thời gian ở trong nhà.

Thượng Hải bắt đầu đợt phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh từ ngày 28/3 và yêu cầu hầu hết 25 triệu cư dân thành phố ở trong nhà. Qua đó, chính phủ nước này cam kết theo đuổi chiến lược zero Covid nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh thông qua biện pháp phong tỏa, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly nghiêm ngặt.

Pei - chủ một quán café ở quận Hoàng Phố của Thượng Hải chia sẻ rằng cô đã pha café không ngớt tay kể từ khi mở cửa lại lúc 9 giờ sáng hôm qua. Cô nói việc giới chức thông báo mở cửa vào tối ngày 31/5 là quá bất ngờ và chưa kịp làm quen với việc này.

Trong bối cảnh đó, một số người dùng mạng xã hội của Trung Quốc tuyên bố sẽ chi tiêu "xả láng" sau thời gian phong tỏa. Họ chia sẻ một danh sách dài các cửa hàng, được liệt kê là "những địa điểm ăn uống phải đến để phục thù".

Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân vung tiền thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để phục thù - Ảnh 2.

Dù nhiều cửa hàng đã mở cửa trở lại, nhưng xu hướng mua sắm trực tuyến vẫn được ưa chuộng. Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn thứ 2 Trung Quốc, được gọi là "618", trên sàn JD.com cũng thu hút được rất nhiều người mua sắm. Công ty này cho biết, doanh số của các thương hiệu công nghệ gồm Xiaomi, Lenovo, Apple và Huawei đã vượt 100 triệu NDT (15 triệu USD) chỉ trong 10 phút kể từ khi chương trình "lên sóng" hôm thứ Ba.

Người mẹ 2 con – Yang Zengdong, 40 tuổi, đang rất hào hứng để cùng gia đình đi chơi. Cả nhà chị đã chờ đợi rất lâu khi Thượng Hải "đóng cửa". Chị muốn đến trung tâm thương mại, xem những cửa hàng nào đã mở cửa để mua đồ uống, đồ chơi cho các con. Mục tiêu này dường như khá khiêm tốn nhưng ngay cả những niềm vui đơn giản đó cũng không thể thực hiện trong 2 tháng phong tỏa.

Jason Yu – giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, dự đoán sự hồi phục của hoạt động chi tiêu ban đầu của các cửa hàng ăn uống cùng với giao nhận hàng (bao gồm café, trà sữa, bánh và các loại mặt hàng nhằm thỏa mãn thú vui của người tiêu dùng) sẽ khá mạnh mẽ.

Hoạt động kinh doanh lĩnh vực làm đẹp cũng được hưởng lợi từ việc người tiêu dùng quay trở lại. Theo Yu, lễ hội mua sắm 618 sẽ thúc đẩy nhu cầu. Ông nói: "Nhu cầu bị dồn nén đối với các sản phẩm danh mục chăm sóc da và làm đẹp, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, sẽ tăng khi nhãn hàng hạ giá."

Là thành phố lớn nhất và giàu có nhất Trung Quốc, Thượng Hải từ lâu đã trở thành thỏi nam châm thu hút ngành bán lẻ hàng xa xỉ và có tới 12% cửa hàng hiệu cao cấp của đại lục.

Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân vung tiền thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để phục thù - Ảnh 3.

Dẫu vậy, điều không may mắn với các nhà bán lẻ là sự hồi phục của sức chi tiêu có thể sẽ không giống như năm 2020. Hơn nữa, tâm lý háo hức của người tiêu dùng lại đi kèm với nỗi lo lắng về tương lai. Dù Thượng Hải đã mở cửa trở lại, nhưng chính phủ nước này vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược zero Covid. Điều này khiến người dân khá bất an.

Yang chia sẻ: "Rất nhiều bạn bè của tôi, những người đã có gia đình và con cái, muốn mua chiếc tủ lạnh lớn hơn hay mua thêm thực phẩm. Họ không còn quan tâm đến việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết."

Tuần trước, CEO của Alibaba – Daniel Zhang, đã nhấn mạnh về việc người tiêu dùng vẫn tập trung tìm kiếm những sản phẩm cần thiết. Ông nói: "Ở những phân khúc người tiêu dùng khác nhau, nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu đã tăng lên và họ không quá quan tâm đến giá cả. Còn đối với hàng không thuộc nhóm nhu yếu phẩm, mức độ nhạy cảm giá lại tăng lên."

Theo ông Zhang, người tiêu dùng Thượng Hải đang chuẩn bị tình thần cho những điều không chắc chắn trong tương lai.

Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân vung tiền thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để phục thù - Ảnh 4.

Tuy nhiên, mức độ gắt gao của các biện pháp này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bắc Kinh đang chịu áp lực khi phải giải quyết tình trạng chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và các doanh nghiệp nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc Thượng Hải nới lỏng phong tỏa cũng làm dấy lên mối lo ngại về khả năng tình trạng lây nhiễm sẽ chưa được chấm dứt.

Adam Cochrane – nhà phân tích đến từ Deutsche Bank Research, cho biết sự hồi phục trong hoạt động chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc sẽ không mạnh mẽ như năm 2020. Ông nói: "Mức độ nghiêm trọng của các đợt phong tỏa, cùng những điều chưa chắc chắn về chính sách phòng chống dịch bệnh trong tương lai có thể khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng hơn."

Hiện tại, các cửa hàng sẽ mở cửa trở lại và hoạt động với 75% công suất. Các doanh nghiệp khác – bao gồm một số nhà hàng, vẫn đóng cửa. Những cư dân sống trong khu vực có nhiều ca nhiễm vẫn phải ở trong nhà và xét nghiệm PCR 3 ngày/lần để có thể sử dụng các phương tiện công cộng.

Luca Solca – nhà phân tích tại Bernstein, cho biết: "Hoạt động giao thông đang tăng trở lại, nhưng mọi người vẫn lo ngại về khả năng nhiễm bệnh. Do đó, họ vẫn hạn chế đến những nơi công cộng."

Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân vung tiền thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để phục thù - Ảnh 5.

Hoạt động bán lẻ hồi phục trở lại ở Thượng Hải nhưng nhìn chung vẫn ở mức khá thấp, khi chi tiêu bán lẻ trong tháng 4 giảm mạnh 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở những quốc gia khác, hoạt động mua sắm có thể được thúc đẩy nhờ các khoản kích thích từ chính phủ. Trong khi đó, Trung Quốc lại nhắm mục tiêu chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp nhiều hơn là nhóm người tiêu dùng thường có xu hướng tiết kiệm.

Amrita Banta – giám đốc điều hành công ty tư vấn thương hiệu xa xỉ Agility Research and Strategy, cho biết: "Nhiều cửa hàng đang đưa ra những chương trình ưu đãi để thu hút người mua sắm. Một số tăng gấp 3 lần số điểm tích điểm cho khách hàng thân thiết."

Dẫu vậy, bà không cho rằng chi tiêu cho hàng xa xỉ ở Thượng Hải sẽ mạnh mẽ như mức thường thấy. Bà nói: "Tôi dự đoán rằng những ngày đầu mở cửa, khách hàng sẽ rất tấp nập. Nhưng điều này cũng là yếu tố khiến nhiều người ở nhà, một số không muốn đến những nơi đông đúc."

Chị Yang chia sẻ, cuộc sống ở Thượng Hải vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh. Chị cho biết: "Tôi không sợ nhiễm bệnh, nhưng tôi sợ nhận được kết quả dương tính và phải cách ly tập trung. Tôi nghĩ hầu hết với mọi người, đây là thời gian để tận hưởng cuộc sống bên ngoài nhưng cũng là lúc cần bảo vệ bản thân và ví tiền của mình. Đây không phải lúc tiêu xài hoang phí."

Tham khảo FT; CNA

https://cafef.vn/thuong-hai-hau-phong-toa-nguoi-dan-vung-tien-thoa-thich-do-xo-mua-hang-xa-xi-va-uong-4-ly-tra-sua-de-phuc-thu-20220602154215488.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
5 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.