Thương hiệu gạo Việt ngày càng khẳng định giá trị trên thế giới

13/02/2023 13:06
Hạt gạo Việt đang ngày càng được nâng tầm giá trị,“cất tiếng nói” mạnh mẽ trên thế giới khi nhiều thương hiệu gạo Việt đã khẳng định được uy tín, có mặt trên kệ hàng của nhiều thị trường khó tính.

Khẳng định thương hiệu gạo Việt

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với trị giá gần 3,5 tỷ USD. Điều đáng nói là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất trên thế giới và lượng gạo sang các nước khó tính tăng mạnh.

Gạo Việt đã vượt qua “cái bóng” của gạo Thái Lan hay Campuchia để xác lập vị thế mới với thương hiệu riêng và chất lượng tốt hơn. Đây là thành quả sau thời gian thay đổi cơ cấu giống, tập trung vào giống chất lượng cao và kỹ thuật “3 giảm – 3 tăng”, là giảm lượng giống – giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật – giảm lượng phân đạm và tăng năng suất lúa - tăng chất lượng lúa gạo - tăng hiệu quả kinh tế.

Thương hiệu gạo Việt ngày càng khẳng định giá trị trên thế giới - Ảnh 1.

Thực tế, Việt Nam là quốc gia đa dạng về giống gạo và nhờ thế mà có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế khi sản xuất các giống lúa trong nước và lai tạo từ giống của nước ngoài (như giống Nhật Japonica) đều cho năng suất cao, chất lượng ngon.

Vì thế, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philipines, châu Phi; lượng gạo Việt Nam vào Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), các quốc gia EU cũng ngày càng tăng, mặc dù để vào được các thị trường này phải vượt qua rất nhiều tiêu chí kỹ thuật và chất lượng khắt khe.

Năm 2017, Tập đoàn Tân Long là doanh nghiệp trúng thầu 30.000 tấn gạo đi Hàn Quốc và đến năm 2018 tăng số lượng lên gần gấp đôi với 50.000 tấn. Đại diện lãnh đạo Tân Long cho biết, trong quá trình đang thực hiện gói thầu, một chuyên gia đầu ngành tại Hàn Quốc đã đến Việt Nam để kiểm tra các lô hàng của công ty và chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Trước đây chúng ta tự hào Hàn Quốc sản xuất gạo rất tốt và hạt gạo của chúng ta rất đẹp. Thế nhưng hôm nay, khi kiểm tra những lô gạo đến vài chục ngàn tấn tại Việt Nam, thì chúng ta phải công nhận là gạo Việt Nam đẹp, bóng, chất lượng gạo ngon và đồng đều. Họ làm mọi thứ rất đơn giản trong quy mô rất lớn. Vì vậy, từ hôm nay phải thay đổi cách nhìn của chúng ta về gạo Việt Nam”.

Xuất khẩu gạo sang quốc gia khó tính đã là một thành công. Xuất khẩu gạo bằng chính tên tuổi của mình thay vì gia công đóng gói dưới tên của nhà nhập khẩu chính là niềm tự hào. Còn nhớ năm 2022 vừa qua, Gạo A An – thương hiệu gạo vốn vẫn đang phục vụ thị trường nội địa của Tập đoàn Tân Long từ hơn một năm trước đó chính thức xuất hiện tại Nhật Bản. Được biết, để được bày bán trên các kệ hàng, siêu thị tại Nhật, gạo ST25 A An phải vượt qua hàng rào gần 600 tiêu chí kiểm định và đây cũng là một trong những sự kiện đáng nhớ của thương hiệu gạo Việt trong năm vừa qua.

Không chỉ riêng Nhật Bản, Gạo A An hiện nay còn xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Đức, Séc, Thụy Điển và kế hoạch mở rộng thêm các thị trường tiềm năng khác.

Thương hiệu gạo Việt ngày càng khẳng định giá trị trên thế giới - Ảnh 2.

Mang thương hiệu gạo Việt đến thế giới

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng chia sẻ: “Hình ảnh hạt gạo không chỉ nằm ở độ dài, độ tròn, độ ngọt, độ thơm, mà còn ở hình ảnh cộng đồng những người làm ra và trao gửi hạt gạo đến tận tay người tiêu dùng. Hình ảnh đó dần sẽ trở thành thương hiệu Gạo Việt”.

Nghề trồng lúa vốn vất vả và để có được những thành tựu như hôm nay là một hành trình dài, bền bỉ, nhiều trở ngại nhưng cũng lắm ngọt ngào. Đó là hành trình chứng kiến các nghiên cứu, cống hiến của nhà khoa học bởi có những giống lúa phải mất đến hàng chục năm mới phát triển thành công.

Đ là những vất vả nắng sương của người nông dân; có sự tâm huyết, nhạy bén thị trường của doanh nghiệp và các nhà quản lý. Hạt gạo đi xa mang niềm vui đến cho những người thưởng thức nó và cũng hạnh phúc cho những người góp sức làm ra nó.

Thương hiệu gạo Việt ngày càng khẳng định giá trị trên thế giới - Ảnh 3.

Những thương hiệu gạo Việt như A An trước hết là thương hiệu nội địa phục vụ cho chính người tiêu dùng trong nước; sau đó là thương hiệu quốc gia, đại diện cho sản phẩm gạo sạch tự tin xuất hiện trên kệ hàng thế giới, gói ghém tâm tình và cả tâm huyết trong từng hạt gạo chất lượng cao. Vì thế, khi nhắc đến gạo của Việt Nam còn là nhắc đến một thương hiệu có sự bảo chứng về chất lượng ngon, an toàn, được ưa chuộng ở phạm vi thế giới.

Chúng ta tự hào vì là một quốc gia nông nghiệp gắn với văn hóa hàng trăm năm trồng lúa, nhưng phải tự hào hơn nữa vì có những giống gạo ngon, có những thương hiệu Việt Nam được thế giới biết đến và tin dùng. Khi đó, hạt gạo Việt Nam sẽ càng nâng cao giá trị và nền nông nghiệp sẽ càng phát triển hơn nữa, tỏa sáng hơn nữa trong một năm 2023 được đặt nhiều kỳ vọng sắp tới.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

217.863.771 VNĐ / tấn

385.56 UScents / lb

0.37 %

- 1.42

Gạo

RICE

15.272 VNĐ / tấn

13.10 USD / CWT

0.97 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.527.817 VNĐ / tấn

1,011.70 UScents / bu

1.73 %

- 17.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
52 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
4 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
13 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
16 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.