Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam: 'Cha đẻ' của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai?icon

Mặc dù gắn với nhiều thế hệ người Việt, là một sản phẩm thông dụng, thế nhưng ít ai biết người đầu tiên tạo ra dầu cù là Cao Sao Vàng là ai?

Mặc dù gắn với nhiều thế hệ người Việt, là một sản phẩm thông dụng, thế nhưng ít ai biết người đầu tiên tạo ra dầu cù là Cao Sao Vàng là ai?

 

Chỉ là một chiếc hộp bằng nhôm nhỏ, hình tròn, có logo ngôi sao vàng ở chính giữa cùng màu đỏ bao phủ thân hộp nhưng chiếc hộp ấy đã hơn 50 tuổi, từng làm mưa làm gió trên thị trường, mang về hơn 2 triệu USD cho đất nước vào những năm 80 thế kỷ trước.

Nó mang một cái tên giản dị, "Cao Sao Vàng" - một ký ức không thể quên với rất nhiều người Việt. Ở một số địa phương, Cao Sao Vàng còn có tên gọi khá kỳ lạ "dầu cù là".

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam (kỳ I): "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai? - Ảnh 1.

Những năm 80-90, Cao Sao Vàng đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình Việt.

Những năm 1980, 1990 của thế kỷ trước, hầu như bất kỳ gia đình Việt nào cũng sở hữu hộp Cao Sao Vàng trong nhà. Từ nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, đau bụng, bong gân, đến say tàu xe, côn trùng cắn đều dùng đến loại 'thần dược nhỏ nhưng có võ' này.

Mặc dù gắn với nhiều thế hệ người Việt, là một sản phẩm thông dụng, thế nhưng ít ai biết người đầu tiên tạo ra dầu cù là Cao Sao Vàng là ai?

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam (kỳ I): "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai? - Ảnh 2.

Đây là sản phẩm bỏ túi của nhiều người trong các chuyến đi xa, cán bộ công nhân viên, sinh viên đi công tác nước ngoài...

Theo thông tin từ báo Nghệ An, cha đẻ của thứ dầu cao "thần thánh" đó chính là lương y Phó Đức Thành, một gương mặt đặc sắc của đô thị Vinh nửa đầu thế kỉ XX.

Ông Phó Đức Thành sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở tỉnh Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là một công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Huế, ông đã ra Vinh lập nghiệp. Ông lập nên hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp vùng Bắc, Trung, Nam.

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam (kỳ I): "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai? - Ảnh 3.

Lương y Phó Đức Thành.

Vào những năm 1930, ông Phó Đức Thành đã nghiên cứu được nhiều bài thuốc và bào chế được một số thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam. Trong đó nổi bật có "dầu cù là" Vĩnh Hưng Tường, mang tên "Vạn Ứng".

Lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau đó được chế thêm loại cao đặc và đa dạng hóa sản phẩm theo từng mùa. Sau này, khi đã ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến dầu Vạn Ứng cho Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2.

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam (kỳ I): "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai? - Ảnh 4.

Cao Sao Vàng được mệnh danh là "thương hiệu quốc dân"

Sau đó, mặt hàng dược phẩm này được Nhà nước giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 3, nay là Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (Hải Phòng), nghiên cứu và sản xuất. Sau quá trình dài đầu tư hoàn thiện về chất lượng, từ năm 1969, sản phẩm cao xoa có thương hiệu Sao Vàng chính thức được tung ra thị trường.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Cao Sao Vàng được sản xuất dựa theo sản phẩm dầu cù là nhãn hiệu con hổ trắng có xuất xứ Singapore.

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam (kỳ I): "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai? - Ảnh 5.

Hộp Cao Sao Vàng chỉ khoảng 3 gr được dùng như một "thần dược" chữa bách bệnh, đau đâu bôi đó.

Cao Sao Vàng có thành phần gồm long não, sáp ong và các loại tinh dầu qúy của Việt Nam, như bạc hà, quế, tràm, hương nhu. Tác dụng nổi bật của loại cao này là chống cảm, chuyên trị đau bụng, nhức đầu, sổ mũi, say tàu, xe... dùng ngoài da cho người lớn và cả trẻ nhỏ.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
2 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
56 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
32 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
48 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
1 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
16 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
16 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
17 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
21 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.