Thương mại toàn cầu đang thay đổi

05/06/2022 16:33
Các cuộc khủng hoảng nổ ra liên tiếp đang mang lại những thay đổi lâu dài đối với dòng chảy thương mại toàn cầu.

Đầu tiên là đại dịch. Sau đó là xung đột Nga - Ukraine. Với hai cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra liên tiếp, chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại toàn cầu có thể có những thay đổi vĩnh viễn.

Đặc biệt, cuộc khủng hoảng Ukraine buộc nhiều quốc gia phải suy nghĩ lại về nhu cầu tìm kiếm các đối tác thương mại đáng tin cậy.

“Nếu như đại dịch Covid-19 nhấn mạnh nhu cầu rút ngắn chuỗi cung ứng, thì cuộc chiến tại Ukraine lại đề cao vai trò của những đối tác thương mại tin cậy”, Peter Martin, Giám đốc nghiên cứu tới từ Wood Mackenzie, nhận định.

Thương mại toàn cầu đang thay đổi - Ảnh 1.

Cảng Thanh Đảo, Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Giá năng lượng liên tục leo tháng trong năm nay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine và nhận về một loạt lệnh trừng phạt từ các quốc gia phương Tây. Các quan chức Nga cho biết quốc gia này sẽ tìm các khách hàng mới thay thế cho nhà nhập khẩu truyền thống. Xuất khẩu dầu từ Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh gần đây.

Đầu tuần này, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí cấm 90% dầu nhập khẩu từ Nga tới cuối năm nay. Trước đó, EU nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên thông qua hệ thống đường ống của Nga, với 1/4 trong số đó chảy qua lãnh thổ Ukraine. 

Xuất khẩu lương thực, ví dụ như lúa mì, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng triệu tấn lúa mì từ Ukraine, một trong những quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, không thể ra khỏi biên giới để tới và đến với những quốc gia cần chúng. Nguyên nhân là bởi quân đội Nga đã phong tỏa Biển Đen, nơi tập trung toàn bộ cảng biển của Ukraine. 

Trước khi xung đột nổ ra, các cảng hàng hóa trên biển Đen là nơi Ukraine xuất khẩu tới 90% các sản phẩm ngũ cốc, theo Andrius Tursa, Cố vấn thị trường Trung và Đông Âu tới từ Teneo Intelligence.

Dịch bệnh và chiến tranh chính là những yếu tố tạo nên những thay đổi lâu dài đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu sẽ có xu hướng khu vực hóa - chuỗi cung ứng ngắn với các đối tác thương mại tin cậy, Martin bổ sung.

Các khối thương mại

Martin cho biết, đó không phải dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa, nhưng thương mại toàn cầu có thể được phân chia thành 2 hoặc nhiều hơn các “khối biệt lập”.

Khối thương mại đầu tiên sẽ bao gồm EU, Mỹ và các đồng minh của họ, những quốc gia đã thẳng tay trừng phạt Nga nhằm mục tiêu cô lập quốc gia này, theo Martin. Nhóm đồng minh đó có thể bao gồm cả Anh và Nhật Bản.

Một khối khác có thể bao gồm các quốc gia mang thái độ trung lập.

“Sẽ có một khối thương mại khác bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia này tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với cả đôi bên. Họ có thể nhập khẩu nhiều hơn năng lượng hơn từ Nga nhưng vẫn cần duy trì mối quan hệ tốt với các nền kinh tế lớn nằm trong nhóm đầu tiên nhằm duy trì thế mạnh xuất khẩu”, Martin nhận định.

Các cung đường thương mại mới

“Các cung đường thương mại trên biển và đất liền, và dung lượng hàng hóa trên mỗi cung đường đó cũng sẽ bị ảnh hưởng”, Martin chia sẻ.

Kể từ khi xung đột nổ ra, các doanh nghiệp vận tải hạn chế di chuyển vào khu vực biển Đen, nơi quân đội Nga đã chiếm quyền kiểm soát hoạt động vận tải hàng hóa. Điều này gây ra tình trạng tắc nghẽn tại nhiều cảng biển trên toàn châu Âu vì các doanh nghiệp vận tải phải thay đổi đường đi của mình.

“Hoạt động quân sự của Nga trên biển Đen, các vụ tấn công nhắm vào hệ thống cảng biển của Ukraine, và thủy lôi khiến cho hoạt động thương mại trong khu vực này không thể diễn ra”, theo Tursa.

“Các cảng biển tại Ukraine sẽ không sớm hoạt động trở lại, dù nhiều giải pháp đang được đưa ra bàn thảo”, ông chia sẻ.

Ukraine đang phát triển các kênh xuất khẩu thực phẩm trên đất liền và bằng đường sông.

“Dù các kênh xuất khẩu thay thế được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới, mức độ hiệu quả sẽ không thể cao như bằng đường biển”, Tursa cho biết.

Kẻ thắng, người thua

Theo Giám đốc nghiên cứu tới từ Wood Mackenzie, Peter Martin, các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi sẽ được hưởng lợi khi dòng chảy thương mại toàn cầu thay đổi.

“Xuất khẩu có thể chững lại trong quá trình các quốc gia tìm kiếm thị trường mới để bán hàng hóa, dịch vụ của mình, và lĩnh vực vận tải cũng cần phải thay đổi nhằm đón đầu các dòng chảy thương mại mới”, Martin nói.

“Nga sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dù tìm được được các khách hàng mới, vì quốc gia này sẽ bị loại bỏ khỏi phần lớn nền kinh tế toàn cầu”, ông nhận định.


Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
15 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
31 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.504.273 VNĐ / tấn

1,009.20 UScents / bu

0.23 %

- 2.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.131.185 VNĐ / tấn

287.80 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.