Thương nhân Việt bất ngờ với nhiều quy định mới của Trung Quốc

06/06/2019 12:22
Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách mới liên quan đến nông sản Việt Nam.

Trái vải thiều không được để lẫn lộn lá và cuống dài quá 15 cm, dưa hấu không được dùng rơm lót, mít phải gói bằng giấy xi măng sạch… Đây là những quy định mới từ phía Trung Quốc (TQ) đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam (VN).

Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương thương nhân VN vẫn không cập nhật thông tin mới từ phía TQ dẫn đến bị thiệt hại nặng.

Xe chở nông sản bị “tuýt còi” tại cửa khẩu

Thông tin từ ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, cho biết chỉ riêng trong ngày 3-6 vừa qua đã có ba xe chở vải xuất phát từ Bắc Giang khi đến cửa khẩu Tân Thanh bị lực lượng hải quan “tuýt còi”. Tại đây, các xe chở vải được yêu cầu dỡ hàng xuống để cắt lại cuống, bỏ lá và đóng lại bao bì mới có thể tiếp tục cho thông quan. Điều này khiến các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu trái vải khá bất ngờ.

Nguyên nhân là do các thương nhân VN thiếu thông tin trước những thay đổi từ thị trường TQ. Cụ thể, kể từ ngày 1-5-2019, theo yêu cầu từ phía TQ, quả vải khi nhập khẩu vào nước này phải cắt cuống ngắn còn dưới 15 cm, bỏ lá, thùng đựng trái vải có chiều cao không quá 38 cm. Ngoài ra các thùng đựng vải có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu… Nếu doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu trên sẽ bị từ chối thông quan.

Bên cạnh những quy định trên, phía TQ còn yêu cầu tất cả sản phẩm hoa quả của VN muốn xuất khẩu sang thị trường này phải được cấp mã số vùng trồng. Mã số này do doanh nghiệp đủ điều kiện đóng gói và được phía TQ xác nhận tiến hành đóng gói chứ không phải do nông dân tự đóng gói. Đồng thời, tất cả công ty muốn xuất khẩu hàng hóa sang TQ phải được phía nước bạn cấp mã và không phải đơn vị nào muốn xuất khẩu sang TQ cũng được.

“Chúng tôi phải cử người ở lại cửa khẩu để nghe ngóng, nếu phía hải quan TQ có quy định gì mới thì phải báo ngay về địa phương để kịp chuẩn bị và điều chỉnh. Tránh tình trạng xe chở vải đến cửa khẩu rồi lại phải dỡ ra để sơ chế lại, rất tốn công và chi phí của doanh nghiệp” - lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn cho hay.

Không chỉ quả vải, hàng loạt sản phẩm khác cũng bị siết chặt về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường TQ. Đơn cử, từ giữa năm 2019 TQ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo từ VN và các nước ASEAN. Cụ thể, gạo VN muốn vào thị trường này phải đảm bảo các quy định như thời gian xông trùng đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của TQ kiểm nghiệm.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ NN&PTNT, xác nhận: Từ ngày 1-5, có một số quy định mới áp dụng với hàng nông sản của VN xuất khẩu sang TQ. Ví dụ, dưa hấu, chuối, mít mà lót bằng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ… không được phép đem vào thị trường TQ vì có nguy cơ lây lan những loại dịch bệnh, vi sinh vật gây hại.

Thương nhân Việt bất ngờ với nhiều quy định mới của Trung Quốc - Ảnh 1.

Khi xuất khẩu vải sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá… nhằm tránh nguy cơ gian lận thương mại. Trong ảnh: Quảng bá vải thiều Lục Ngạn tại Trung Quốc. Ảnh: TRỊNH LAN

Với quả chuối, TQ yêu cầu phải đóng hộp. Với quả mít, yêu cầu bao gói là giấy xi măng sạch sẽ, đầy đủ tem nhãn về truy xuất nguồn gốc. Với dưa hấu, yêu cầu phải dán mã truy xuất nguồn gốc, ví dụ như mã QR code.

“Để có tem này, doanh nghiệp cần đăng ký với các cơ quan thực thi về hoạt động thông tin truy xuất nguồn gốc rồi mua tem nhãn của họ trên cơ sở mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói mà Cục Bảo vệ thực vật đã cấp. Mã QR code có thể dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc lên bao bì đóng gói” - ông Hòa cho biết.

Đại diện một công ty xuất khẩu nông sản qua TQ cho hay những năm qua, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường TQ thường qua con đường tiểu ngạch. Tuy vậy, hiện nay chính phủ TQ đã có những thay đổi về chính sách cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng con đường chính ngạch như: Thuế suất giảm, không còn chênh lệch giữa đường bộ và đường biển, siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa; kiểm soát chặt chẽ hồ sơ xuất xứ và các yếu tố khác liên quan đến chất lượng hàng hóa tại cửa khẩu.

Thương nhân Việt Nam còn lơ mơ

Ngoài quy định trên, phía TQ còn đưa ra những quy định mới về việc đóng gói, xếp hàng hóa. Cụ thể, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Lê Thanh Hòa thông tin phía TQ yêu cầu việc đóng gói phải thuận tiện cho quá trình lấy mẫu, kiểm tra ngay tại cửa khẩu.

Bởi thực tế cho thấy nhiều sản phẩm được đóng gói quá kỹ với nhiều tầng bao bì gây trở ngại cho việc lấy mẫu. Việc sắp xếp cũng cần phải có trật tự, dễ làm, dễ bốc dỡ để tránh hỏng hóc.

“Doanh nghiệp VN phải hết sức lưu ý vấn đề này để tránh hỏng hóc trong quá trình bốc dỡ và để quá trình thông quan được diễn ra dễ dàng. Như vậy khi sang đến thị trường nước bạn cũng không bị ép giá” - ông Hòa nhấn mạnh.

Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt cũng cần lưu ý đóng bao bì đúng với sản phẩm bên trong. Tránh tình trạng bao bì ghi loại quả này nhưng khi mở ra lại là loại quả khác. Hiện phía TQ đã gửi thông báo cảnh báo về một số trường hợp như vậy.

Đánh giá chung về yêu cầu của thị trường TQ, ông Hòa cho biết về cơ bản các loại quả xoài, nhãn, vải, chôm chôm, thanh long của VN đã đáp ứng khá tốt các quy định. “Hiện tại, phía TQ cho biết chúng ta cần hoàn thiện thêm về mặt tem nhãn là ổn. Tuy nhiên, nhiều địa phương, doanh nghiệp vẫn không chịu cập nhật thông tin, không liên lạc với các cơ quan có thẩm quyền để làm truy xuất về vùng trồng, cơ sở đóng gói… Chúng tôi đã phổ biến rồi, chỉ là các doanh nghiệp, các địa phương không quan tâm mà thôi” - đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nói.

Hợp đồng theo thông lệ quốc tế để giảm rủi ro

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2018, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 106,7 tỉ USD, tăng 13,5%. Trong đó VN xuất khẩu 41,26 tỉ USD, tăng 16,56%; nhập khẩu 65,43 tỉ USD, tăng 11,68%.

Ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại VN tại TQ, lưu ý các doanh nghiệp trong nước khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường TQ cần thông qua hệ thống các thương vụ, chi nhánh thương vụ và văn phòng xúc tiến thương mại tại TQ và VN. Qua đó để tìm kiếm các đối tác phù hợp, có uy tín tại TQ; xác minh năng lực của các doanh nghiệp TQ, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua hình thức Internet.

Đặc biệt, theo ông Anh, mọi giao dịch với doanh nghiệp TQ cần thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ, có tính ràng buộc cao.


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
8 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
7 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
6 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.747.404 VNĐ / tấn

19.02 UScents / lb

0.47 %

- 0.09

Cacao

COCOA

231.777.523 VNĐ / tấn

9,043.00 USD / mt

2.67 %

- 248.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

213.269.850 VNĐ / tấn

377.43 UScents / lb

2.30 %

- 8.90

Gạo

RICE

15.249 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.298.686 VNĐ / tấn

987.37 UScents / bu

2.38 %

- 24.13

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.107.170 VNĐ / tấn

286.95 USD / ust

0.36 %

- 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
6 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
7 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
13 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.