Thưởng Tết và cách nhìn mới về yêu cầu nhân lực

06/02/2019 19:42
Thưởng Tết Âm lịch cao nhất thuộc nhóm doanh nghiệp FDI ở Hải Dương và Thành phố Hồ Chí Minh...

Lâu nay như thành lệ, cứ dịp cuối năm là người làm công ăn lương lại mong ngóng chuyện thưởng Tết. Nghe thưởng thì biết doanh nghiệp nào, ngành nghề nào đang ăn nên làm ra, còn người làm công dẫu tiền chưa về đến túi vẫn rôm rả chuyện mua sắm quà Tết...

Còn nhớ các Tết trước, khi được hỏi về thưởng Tết, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thường nói, mức thưởng Tết không quy định trong luật mà do doanh nghiệp quyết định căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Báo cáo về thưởng cuối năm cũng vậy, nhiều doanh nghiệp có thể chi thưởng Tết cao hơn nhưng không báo về cơ quan chức năng...

Mức cao nhất chưa bằng năm trước

Điều khá thú vị là khi người lao động vẫn chưa biết thưởng Tết năm nay từ các doanh nghiệp ra sao thì Navigos Group đã công bố một khảo sát về thưởng Tết năm 2019 tại Việt Nam. Kết quả khảo sát dựa trên phản hồi của gần 500 chuyên gia nhân sự tại các doanh nghiệp và 3.400 người tìm việc.

Qua đó cho thấy, hình thức thưởng Tết 2019 hầu hết không khác so với năm 2018, nghĩa là thưởng Tết theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là hình thức đa số doanh nghiệp lựa chọn. Mặc dù chưa có con số báo cáo cụ thể nhưng 64% số doanh nghiệp được khảo sát đã có ý định thưởng Tết cho người lao động cao hơn một tháng lương.

Sau báo cáo khảo sát này vài ngày, người lao động biết đến thông tin thưởng Tết "khủng" của nhiều doanh nghiệp và các con số này đều thuộc về các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội. Tất nhiên, con số tiền thưởng còn phụ thuộc vào ngành nghề hay nhóm doanh nghiệp như khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh hay doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.

Thống kê những năm gần đây cho thấy, mức thưởng Tết trung bình của nhóm doanh nghiệp dân doanh thường thấp hơn so với ba nhóm còn lại. Cao nhất bao giờ cũng thuộc về nhóm các doanh nghiệp FDI. Tính đến ngày 30/12/2019, mức thưởng cao nhất được công bố đang thuộc về Tp.HCM với mức 1 tỷ 170 triệu đồng/người, lần này không phải doanh nghiệp FDI mà thuộc ngành tài chính ngân hàng.

Về mức thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, mức thưởng bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM là 10,032 triệu đồng/người. Đặc biệt, có khoảng 4 doanh nghiệp khó khăn không có thưởng Tết cho người lao động, mức thấp nhất chỉ 50.000 đồng và một số doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết vì đang chờ kết quả kinh doanh...

Đối với Tết Dương lịch: mức thưởng Tết cao nhất của một doanh nghiệp FDI là 500 triệu đồng, trong khi mức thưởng trung bình của khối này là 9,4 triệu đồng, cao hơn năm ngoái 60%. Mức thưởng bình quân chung của các doanh nghiệp là 4,4 triệu đồng/người, cao hơn năm trước 28%. Gây bất ngờ nhất là tỉnh Đồng Nai, năm nay đạt mức thưởng Tết cao nhất là 545 triệu đồng. Đây là một doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Khu công nghiệp Gò Dầu,

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thưởng Tết Âm lịch năm nay của Hà Nội cao nhất  là 396 triệu đồng/người, thuộc doanh nghiệp FDI. Đối với các nhóm doanh nghiệp khác tại Hà Nội  như nhóm các doanh nghiệp thuộc Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thưởng Tết Dương lịch năm 2019 có mức bình quân 1.050.000 đồng/người, tăng 5,1% so với năm trước.

Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 30.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người. Còn thưởng Tết Âm lịch thường cao hơn, mức thưởng bình quân 3.800.000 đồng/người, tăng 3,3% so với năm trước. doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 40.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 800.000 đồng/người.

Nhóm doanh nghiệp có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, thưởng Tết Dương lịch năm 2019 có mức bình quân 620.000 đồng/người, tăng 3,3% so với năm trước. doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 12.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người. Thưởng Tết Âm lịch năm 2019, mức thưởng bình quân là 4.000.000 đồng/người, tăng 3,8% so với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 30.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 650.000 đồng/người.

Khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng Tết Dương lịch năm 2019 là 660.000 đồng/người, tăng 1,2% so với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 16.750.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người. Thưởng Tết âm lịch năm 2019 có mức thưởng bình quân 4.200.000 đồng/người, tăng 6,3% với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 72.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 660.000 đồng/người.

Khối doanh nghiệp FDI thưởng Tết Dương lịch năm 2019 có mức bình quân 600.000 đồng/người, tăng 9,1% so với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 60.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người. Đối với thưởng Tết Âm lịch năm 2019, mức thưởng bình quân 4.800.000 đồng/người, tăng 4,4% với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 396.100.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 750.000 đồng/người.

Với các tỉnh khác như Đà Nẵng, thưởng Tết Kỷ Hợi cao nhất 411,3 triệu thuộc nhóm doanh nghiệp FDI, thấp nhất 100.000 đồng thuộc nhóm doanh nghiệp dân doanh.

Trong khi đó, tiền thưởng Tết của người lao động ở các tỉnh khác thường thấp hơn nhiều so với các thành phố này.

Không có nhiều đột biến

Chuyện thưởng Tết ít, nhiều cuối cùng rồi mọi người đều biết. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động mong muốn doanh nghiệp sớm công bố lương, thưởng Tết để người lao động  an tâm làm việc và góp phần ổn định quan hệ lao động, giúp người lao động gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Phê, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Domex (KCX Linh Trung I, Tp.HCM) cho biết, nếu quy định thưởng Tết được doanh nghiệp đưa vào thỏa ước lao động tập thể ngay từ đầu thì người lao động ở các doanh nghiệp này sẽ không lăn tăn về thưởng Tết vào dịp cuối năm.

Cũng theo khảo sát của Navigos, hầu hết người lao động tham gia khảo sát cho biết đều quan tâm tới việc thưởng Tết. Đáng tiếc lại mới chỉ có tới 37% nhà tuyển dụng sẵn sàng thể hiện việc thưởng Tết trong bản mô tả công việc đăng tuyển của công ty mình. Trong khi có tới 27% số nhân viên cho biết sẽ nghỉ việc và xin việc nơi khác có mức thưởng Tết tốt hơn nếu không nhận được mức thưởng Tết năm nay như mong muốn. Nhiều lao động rất cảm động khi ngoài việc được thưởng Tết bằng tiền, họ còn được tặng quà, tặng vé xe và tổ chức xe đưa đón công nhân về quê ăn Tết cũng như nhiều công tác hỗ trợ khác cho người lao động.

Câu chuyện thưởng Tết cho thấy một cách nhìn mới về yêu cầu nhân lực trên thị trường lao động. Không phải tự nhiên mà có chuyện số tiền thưởng chênh lệch  hàng trăm nghìn lần. Chẳng lạ, khi trên 50% ứng viên tham gia khảo sát về việc thưởng Tết cho biết họ muốn làm việc tại ngân hàng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 31% ứng viên mong muốn làm việc cho các ngân hàng thương mại cổ phần; 11% lựa chọn ngân hàng thương mại quốc doanh và 3% lựa chọn ngân hàng thương mại liên doanh..

Có thể nói, bức tranh về mức tiền thưởng Tết năm 2019 từ các nhóm doanh nghiệp phần nào phản ánh toàn cảnh kinh tế của Việt Nam năm 2018. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam đạt 7,08%, nằm trong nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ trong thông điệp đầu năm: "Nhiều tổ chức quốc tế nhận định, Việt Nam đã và đang có những bước đi đúng đắn, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, để vươn lên tầm khu vực, toàn cầu. Điều đáng mừng là tăng trưởng cao trong khi nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt và ngày càng được củng cố. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%, các cân đối lớn được đảm bảo, thể hiện các chính sách vĩ mô được điều hành rất linh hoạt, hiệu quả".

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những khó khăn bất cập, đó là năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bên ngoài chưa cao. Mô hình tăng trưởng chuyển đổi còn chậm. Các nguồn lực chưa được giải phóng tối đa. Việc cơ cấu lại nhiều ngành, lĩnh vực còn chậm, lúng túng. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa tương xứng; chưa tham gia nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Có lẽ vì thế mà đến ngày 30/12/2018, mức thưởng Tết 2019 của doanh nghiệp đã không có nhiều đột biến so với Tết 2018 cũng như so sánh với các năm 2016 và 2017. Mức thưởng cao nhất còn thua với các năm trước.

Bước sang năm 2019, ngoài hành động, kỷ cương, liêm chính, sáng tạo, hiệu quả như năm 2018 thì Chính phủ đã quyết định "bứt phá". Người lao động lại hy vọng thưởng Tết 2020 sẽ có bước bứt phá ngoạn mục như mong muốn của Chính phủ.

* Thưởng Tết Dương lịch cao nhất các năm đều thuộc doanh nghiệp FDI Thành phố Hồ Chí Minh

* Thưởng Tết Dương lịch thấp nhất các năm 2016, 2018 thuộc doanh nghiệp FDI Thanh Hóa, năm 2017 thuộc doanh nghiệp FDI Thái Bình.

* Thưởng Tết Âm lịch cao nhất thuộc nhóm doanh nghiệp FDI ở Hải Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

* Thưởng Tết Âm lịch thấp nhất thuộc nhóm doanh nghiệp FDI ở Bến Tre, Bình Phước, Vĩnh Phúc.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
44 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
36 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.