Thương vụ đổ bể mới của SoftBank: Greensill Capital đã vay gần 100 triệu euro từ ngân hàng liên quan ngay trước khi sụp đổ

15/03/2021 12:13
Greensill Capital đã vay gần 100 triệu USD từ ngân hàng chị em của mình có trụ sở tại Đức trong những tháng dẫn đến sự sụp đổ; điều này đặt ra dấu hỏi về quản trị, giám sát quy định của người cho vay.

Tập đoàn tài chính có trụ sở tại London đã lập một khoản tín dụng quay vòng có giá trị 110 triệu euro tại ngân hàng Greensill vào tháng 7/2020, theo thông tin từ người sáng lập Lex Greensill cung cấp cho tòa án tối cao London. Đến tháng 2 năm nay, 90 triệu euro chưa được thanh toán.

Khoản vay đối với bên liên quan, dễ xảy ra xung đột lợi ích, phải tuân theo yêu cầu quản lý nghiêm ngặt theo luật pháp Đức. Việc cho vay phải được thực hiện theo điều kiện thị trường và có sự nhất trí của ban quản lý, giám sát bên cho vay.

Cơ quan giám sát tài chính BaFin của Đức có quyền giới hạn quy mô các khoản vay của bên liên quan.

Không rõ ngân hàng Greensill có tuân thủ các quy tắc này hay không. BaFin, hiệp hội các ngân hàng Đức, quản trị viên Grant Thornton của Greensill Capital và kiểm toán viên ngân hàng Ebner Stolz từ chối bình luận. Greensill Capital không trả lời yêu cầu bình luận.

Đầu tháng này, BaFin đã đóng băng hoạt động của ngân hàng có trụ sở tại Bremen và đệ đơn khiếu nại hình sự lên các công tố viên cáo buộc việc quản lý của người cho vay có khả năng thao túng kế toán.

Ngân hàng Greensill đã huy động được 3,5 tỷ euro tiền gửi từ các khách hàng cá nhân, các thành phố, nhiều khả năng sẽ sớm bị cắt giảm, theo nguồn tin.

Trong khi các khoản tiền gửi cá nhân của ngân hàng sẽ được bảo lãnh, viễn cảnh về sự sụp đổ của tổ chức cho vay đã gây ra những làn sóng chấn động đến các thành phố tự trị của Đức, nơi mà số tiền lên tới 500 triệu USD không được bảo hiểm.

Kể từ năm 2019, bên cho vay đã chịu sự giám sát của cả BaFin và một cơ quan giám sát khu vực tư nhân theo dõi chương trình bảo hiểm tiền gửi khu vực ngân hàng tư nhân Đức.

BaFin đã thành lập một tổ đội vào mùa hè năm 2020 để điều tra ngân hàng và trong nửa cuối năm đã thuê KPMG tiến hành kiểm tra.

Trong đợt kiểm toán, bên cho vay đã "không thể cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của các khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán mà họ đã mua từ GFG Alliance Group". Gần đây, BaFin cho biết "tiềm ẩn rủi ro ngân hàng trở nên mắc nợ quá mức".

Tài liệu của tòa án cũng cho thấy khi thất bại trong việc huy động tiền từ nhóm cổ phần tư nhân vào tháng 10 – 11 năm ngoái, Greensill Capital đã cố gắng giảm mức độ tiếp xúc với GFG và bổ sung thêm tài sản thế chấp theo yêu cầu từ công ty bảo hiểm Tokyo Marine.

Theo Financial Times, Greensill đã mô tả với các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn "tiền IPO", công ty đã vẽ nên bức tranh màu hồng cho các nhóm mua lại rằng muốn "đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng".

Tuy nhiên, nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu trong những tháng đó là một trong những bước đi cụ thể được thực hiện để đối phó với "cơn bão" Greensill, tài liệu tòa án cho biết.

Việc tăng vốn chủ sở hữu được thiết kế để mang lại "đủ thanh khoản, giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn đối với CFG và đáp ứng các yêu cầu về tài sản thế chấp bảo hiểm.

"Cho đến cuối tháng 12/2020, dự kiến có một công ty cổ phần tư nhân tham gia vào đợt tăng vốn cổ phần, nhưng nhà đầu tư này sẽ không thực hiện thỏa thuận vì lo ngại sự vào cuộc của BaFin với ngân hàng Greensill và rủi ro tập trung liên quan đến CFG".

Công ty cũng cố gắng huy động vốn từ Quỹ Tầm nhìn của SoftBank, một cổ đông hiện tại, nhưng họ từ chối cả tăng vốn chủ hoặc nợ vì lo ngại "các quy định" và "các cổ đông khác không đồng ý đầu tư".

Tài liệu tòa án làm sáng tỏ thêm những vấn đề mà GFG của Gupta phải đối mặt. Lex Greensill trong một bức thư gửi đến BaFin đã nói rằng: "Giám đốc điều hành Sanjeev Gupta của GFG cho biết công ty gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ nếu Greensill không tiếp tục cung cấp tài chính cho các khoản phải thu trong tương lai".

"Đây là vấn đề không chỉ đối với các nhà đầu tư vào khoản phải thu hoặc tài sản đảm bảo phải thu có liên kết với các đơn vị CFG và còn đối với chính Greensill Capital", ông nói.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.