Thương vụ mua lại TikTok tại Mỹ: Ai sẽ là người thắng đậm nhất?

25/09/2020 19:25
Cuộc chạy đua để kiểm soát Tik Tok cuối cùng cũng đã bước vào hồi cuối, một gã khổng lồ ngành công nghệ có mối quan hệ tốt đẹp với Nhà Trắng có thể sẽ là người chiến thắng.

Yêu cầu của Tổng thống Trump về việc ByteDance phải bán Tik Tok cho một công ty Hoa Kỳ đã khơi mào cho một cuộc chạy đua với hãng công nghệ đến từ Trung Quốc. Công cuộc giành giật ứng dụng video với 100 triệu người dùng đối với các công ty của Mỹ quả thực rất khốc liệt. Microsoft dường như là người dẫn đầu cho tới khi có một sự cạnh tranh đến từ Walmart. Tuy nhiên, cả hai công ty kinh doanh phần mềm và bán lẻ này đã bị vượt mặt. Vào ngày 14/09, Oracle phát tín đi tín hiệu rằng họ đã đạt được thỏa thuận.

Mối quan hệ với Nhà trắng của hãng công nghệ này được xem như một trong những cuộc tranh luận kịch liệt nhất. Larry Ellison, nhà sáng lập và chủ tịch của Oracle, đã tổ chức một buổi gây quỹ cho ông Trump. Lãnh đạo của hãng này, Safra Catz cũng tham gia nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống Trump năm 2016. Một nhà đầu tư Bytedance cho biết "Bà ta đã vận động hành lang ở Washington và hoàn thành xuất sắc công việc này".Oracle cũng tranh thủ được sự hỗ trợ của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ bao gồm Sequoia Capital và General Atlantic.

Chi tiết của thương vụ giao dịch dự kiến vẫn đang được hoàn thiện. Nhưng đây có thể coi như bước ngoặc với ông Trump - người trong suốt nhiều tháng khăng khăng yêu cầu Mỹ phải mua lại toàn bộ hoạt động của TikTok từ ByteDance. Đây là điều mà không có trong thỏa thuận của Oracle. Ông đã viện tới lý do an ninh quốc gia, rủi ro Tik Tok đang chuyển dữ liệu của người Mỹ cho Trung Quốc và đang điều hành các chiến dịch đưa thông tin sai lệch theo chỉ đạo của Bắc Kinh.

Thỏa thuận này đã khiến cả những người ủng hộ cũng như chỉ trích tổng thống đối với thương vụ TikTok đều phải chau mày. Josh Hawley, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Missouri, đã gọi thương vụ này là "nông cạn và thiếu nhất quán" vì mệnh lệnh ban đầu của ông Trump bao gồm việc hứa hẹn sẽ cấm hẳn ứng dụng này trừ phi họ này thay đổi chủ sở hữu trước ngày 20/09.

Có lẽ, để ngăn cản một thương vụ thâu tóm toàn bộ, ByteDance đã thuyết phục Oracle về mảng kinh doanh toàn cầu của Tik Tok thay vì chỉ có thị trường Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand. Microsoft và Oracle được đề nghị mức giá khoảng 25 - 30 tỷ USD để mua lại mảng kinh doanh của 4 thị trường này. Kế hoạch sửa đổi bao gồm việc ByteDance đưa mảng kinh doanh toàn cầu của Tik Tok thành một công ty riêng với trụ sở đặt tại Hoa Kỳ. ByteDance vẫn nắm giữ cổ phần đa số. Các nhà đầu tư của Hoa Kỳ sẽ trở thành các cổ đông thiểu số cùng với Oracle. Đây là một thỏa thuận khiến các bên hài lòng hơn việc bán Tik Tok cho Microsoft, điều có thể cướp đi tầm ảnh hưởng của công ty này đối với phương tiện truyền thông mạng xã hội "hot" nhất hiện nay này.

Sau đó, việc còn lại thuộc về ông Trump khi cho phép thương vụ được chính thức diễn ra. Những người theo sát ByteDance thì lo lắng rằng phe hiếu chiến bên cạnh ông vẫn có thể làm thương vụ bị đổ bể.

Việc phía Trung Quốc nắm giữ cổ phần đa số vẫn là một nỗi nhức nhối đối với Washington. Oracle và ByteDance thì vẫn chưa đưa ra câu trả lời cụ thể nào về mối lo ngại về tin tức sai lệch. Và mặc dù Oracle sẽ quản lý và xử lý toàn bộ dữ liệu của người dùng Mỹ trên hệ thống điện toán đám mây (computing cloud) của ứng dụng này và có thể cả dữ liệu người dùng toàn cầu của Tik Tok, thì thỏa thuận vẫn chưa bao gồm vấn đề kết nối máy chủ của Tik Tok với công ty mẹ ở Trung Quốc hay không.

ByteDance vẫn tiếp tục cung cấp, vận hành và cập nhật thuật toán nhằm đảm bảo hoạt động của giao diện "For you" trên ứng dụng Tik Tok. Microsoft thì cho rằng họ sẽ vận hành ứng dụng Tik Tok tốt hơn, cụ thể là tiếp tục việc giám sát chặt chẽ thuật toán. Trong một thông báo mang tính nhượng bộ, gã khổng lồ công nghệ này cho biết họ sẽ giám sát tiến trình phát triển trong tương lai của Tik Tok để đảm bảo an ninh, quyền riêng tư, an toàn trên không gian mạng và ngăn chặn các thông tin sai lệch.

Rủi ro đối với việc cấm ứng dụng Tik Tok cũng đang gia tăng. Vào ngày 28/08, Bộ thương mại Trung Quốc đã viện lý do an ninh quốc gia để chặn việc bán thuật toán của ByteDance cho các nhà đầu tư nước ngoài. Có vẻ điều này đã gửi một lời thách thức đối với lệnh cấm của tổng thống Trump.

Theo một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, sắc lệnh hành pháp đối với Tik Tok được soạn bởi Peter Navarro, một cố vấn kinh tế với quan điểm "chống" Trung Quốc của tổng thống. Sắc lệnh này không được thông qua theo một quy trình thông thường với việc hiệu chỉnh từ các luật sư và các quan chức và có thể có chứa đựng những lỗ hổng. ByteDance đã đâm đơn khởi kiện. Các cố vấn khác của ông Trump cũng đã cảnh báo một lệnh cấm có thể khiến hàng triệu người sử dụng Tik Tok khó chịu trên các bang chiến lược trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ sắp tới như Texax và Florida.

Có lẽ kẻ thắng cuộc rõ rệt nhất trong mớ hỗn độn này là Trung Quốc. Các quan chức của quốc gia này đang đi những bước cờ hoàn hảo trong cuộc chơi chính trị này. ByteDance có thể giữ được một phần của khối tài sản này thay vì phải bán đi với giá rẻ mạt. Oracle cũng được hưởng lợi, đặc biệt là trong việc giành lấy các hợp đồng lưu trữ điện toán đám mây của Tik Tok từ Google mặc dù có thể gã khổng lồ internet này có thể phải giải quyết vấn đề này tại tòa án. Microsoft hiện sở hữu một nền tảng điện toán đám mây lớn, có vẻ lại là kẻ thua cuộc. Tuy nhiên, với những hỗn loạn và việc điều hành không rõ ràng của tổng thống Trump, kẻ thua cuộc này có thể sẽ có cơ hội để bứt phá.

Tham khảo Economist

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
41 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
53 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
6 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.