Thủy sản Việt Nam đang được xuất sang 154 thị trường, riêng 6 thị trường lớn chiếm gần 80% kim ngạch

05/10/2020 15:00
Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường NK thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020, nhưng thị trường EU được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nhờ EVFTA.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) thủy sản sang 154 thị trường. Trong đó Top 6 thị trường gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch XK. 

Trong quý I, XK sang Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc và EU sụt giảm, nhưng XK sang Nhật Bản và Mỹ vẫn tăng nhẹ, do dịch Covid 19 lây lan chủ yếu ở khu vực châu Á. Sang quý II, dịch bùng phát mạnh trên thế giới nhất là Mỹ và châu Âu, trong khi lắng xuống ở các nước châu Á dẫn đến xu hướng XK sang các thị trường đảo chiều. Theo đó, XK thủy sản trong quý II sang Trung Quốc tăng, trong khi giảm tại các nước khác. 

Sang quý III, XK sang Mỹ tăng mạnh, sang Hàn Quốc hồi phục nhẹ, trong khi XK sang các thị trường khác đều giảm. 

Mỹ: Ước XK thủy sản sang Mỹ tháng 9 đạt 135 triệu USD, tăng 6%, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, XK thủy sản sang Mỹ đạt trên 1,16 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang thị trường này chỉ giảm sâu trong tháng 4 và tháng 5 vào đỉnh dịch Covid lần 2, nhưng sau đó hồi phục mạnh nhờ XK tôm sang thị trường này tăng.

Nhật Bản: XK thủy sản sang Nhật Bản trong tháng 9/2020 ước đạt 100 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019, Ước lũy kế 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang Nhật Bản giảm nhẹ 6% đạt trên 1 tỷ USD. 

Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường NK thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020. Sau khi giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm do tác động của dịch Covid-19, XK thủy sản sang Trung Quốc bắt đầu ổn định và hồi phục dần từ tháng 3. Riêng trong quý II, Trung Quốc đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 7, XK sang thị trường này giảm mạnh (giảm 9% và 10% trong tháng 7 và tháng 8) do Trung Quốc hạn chế NK tôm đông lạnh. XK sang Trung Quốc trong tháng 9 ước đạt 190 triệu USD, tăng mạnh 50% so với cùng kỳ năm ngoái, do vậy lũy kế 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang Trung Quốc tăng nhẹ 2% đạt 975 triệu USD.

EU: XK thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 2 quý: giảm 16% trong quý I và tiếp tục giảm 20% trong quý II đạt 218 triệu USD. XK sang thị trường này trong tháng 7, tháng 8 có chiều hướng tốt hơn, nhưng so với cùng kỳ năm 2019 chưa có sự đột phá đáng kể. Ước XK trong tháng 9 sẽ hồi phục mạnh hơn với mức tăng 13% đạt 92 triệu USD, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 692 triệu USD, giảm 11%. Dịch Covid-19, giãn cách xã hội khiến cho XK thủy sản sang 3 thị trường chính giảm sâu: Italy giảm 30%, Đức giảm 14% và Hà Lan giảm 30%.

Tỷ trọng của thị trường EU giảm xuống còn 12% vì 2 nguyên nhân cơ bản: Anh rời khỏi EU từ ngày 1/2/2020 và Covid làm giảm nhu cầu và ảnh hưởng đến giao thương thủy sản. Các DN thủy sản Việt Nam đang kỳ vọng vào hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ đem lại cơ hội đẩy mạnh XK các sản phẩm thủy sản sang EU, nhất là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, mực, bạch tuộc đông lạnh và chế biến sẽ được giảm thuế về 0% ngay từ 1/8 tới. XK tôm đang có dấu hiệu tốt từ tháng 7, mực bạch tuộc và cá ngừ có thể tăng nhẹ.

Hàn Quốc: Lũy kế đến cuối tháng 9, XK thủy sản sang Hàn Quốc giảm 2% đạt 553 triệu USD, trong đó XK trong tháng 9 ước đạt 64 triệu USD, tăng 5%. XK sang thị trường này giảm nhiều ở các mặt hàng hải sản: cá ngừ giảm 40%, mực, bạch tuộc giảm 6%, XK cá biển khác và cua ghẹ cũng giảm sâu 12% và 39%.

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
7 phút trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
4 phút trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
29 phút trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
2 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
2 giờ trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.136.633 VNĐ / tấn

21.66 UScents / lb

2.41 %

+ 0.51

Cacao

COCOA

233.483.165 VNĐ / tấn

9,186.50 USD / mt

2.39 %

+ 214.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

174.731.648 VNĐ / tấn

311.84 UScents / lb

0.05 %

- 0.14

Gạo

RICE

17.491 VNĐ / tấn

15.13 USD / CWT

1.27 %

+ 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.198.007 VNĐ / tấn

984.93 UScents / bu

0.14 %

+ 1.43

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.179.340 VNĐ / tấn

291.95 USD / ust

0.26 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
15 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.