Thủy Tích Trù và cuộc khuấy động thị trường bảo hiểm y tế trực tuyến Trung Quốc: Được các ông lớn rót vốn ồ ạt, giá trị vượt mốc 1 tỷ USD, trở thành đối thủ của Alibaba

22/10/2019 15:31
Phương Vũ là nhân viên của một công ty phi lợi nhuận có trụ sở tại Bắc Kinh. Anh gửi tiết kiệm một khoản tiền nhỏ khoảng 50 Nhân dân tệ (NDT) mỗi năm vào quỹ Thủy Tích Trù thông qua ứng dụng của hãng này. Thủy Tích Trù là gương mặt mới mẻ trong làng bảo hiểm y tế của Trung Quốc.

Thủy Tích Trù là một công ty khởi nghiệp non trẻ cung cấp các hỗ trợ tài chính cho người dùng khi họ bị bệnh tật hoặc tai nạn. Với số tiền nhỏ mà Phương Vũ đang góp, nếu chẳng may mẹ anh phải phẫu thuật, Thủy Tích Trù có thể chi trả số tiền lên đến 100.000 NDT cho gia đình anh. Đây là số tiền mang ý nghĩa rất lớn đối với những nhân viên văn phòng bình thường như Phương Vũ.

Dịch vụ của Thủy Tích Trù trông giống như một loại hình bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm bệnh tật, tuy nhiên theo luật pháp Trung Quốc, quỹ tương hỗ của Thủy Tích Trù không phải là quỹ bảo hiểm.

Các thành viên tham gia quỹ sẽ đóng một khoản phí nhỏ tùy theo độ tuổi và tùy theo loại hình căn bệnh. Khi một thành viên mắc bệnh, Thủy Tích Trù sẽ trích ra phần tiền ngang nhau của tất cả mọi thành viên còn lại, và dùng số tiền ấy chi trả cho dịch vụ y tế của người bệnh.

Thành viên chỉ cần tham gia từ đủ 6 tháng trở lên là có thể nhận được chi trả của quỹ và mức chi trả tối đa là 300.000 NDT. Người dùng còn có thể công khai hồ sơ bệnh lý, tìm kiếm hỗ trợ y tế và nhận hỗ trợ tài chính trực tiếp từ những người dùng khác thông qua chế độ "quyên góp" của app Thủy Tích Trù.

Theo góc nhìn của người Trung Hoa nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung, loại hình dịch vụ này có nét tương đồng với những hội ái hữu truyền thống.

Cho đến nay, Thủy Tích Trù đã có hơn 80 triệu thành viên trên khắp Trung Quốc và chi trả hơn 900 triệu NDT cho khoảng 6.500 ca bệnh. Quỹ thu phí 8% trên tổng số tiền mỗi thành viên đóng góp hằng năm và dùng số tiền này vận hành, phát triển app Thủy Tích Trù, chi trả lương cho hàng trăm nhân viên.

Thủy Tích Trù và cuộc khuấy động thị trường bảo hiểm y tế trực tuyến Trung Quốc: Được các ông lớn rót vốn ồ ạt, giá trị vượt mốc 1 tỷ USD, trở thành đối thủ của Alibaba - Ảnh 1.

Thành viên chỉ cần tham gia từ đủ 6 tháng trở lên là có thể nhận được chi trả của quỹ và mức chi trả tối đa là 300.000 NDT từ quỹ - Ảnh : China Daily

Nhà sáng lập công ty, Shen Peng (32 tuổi) vốn là cựu giám đốc kho vận của gã khổng lồ giao thức ăn nhanh Meituan ở Trung Quốc. Trong quá trình làm việc tại tập đoàn, ông nhận thấy các nhân viên giao nhận hàng thường gặp khó khăn khi người thân đổ bệnh.

Năm 2016, ông gây quỹ nội bộ công ty trị giá 60.000 NDT để hỗ trợ ca phẫu thuật não của mẹ một nhân viên Meituan. Sau khi bà hồi phục và đích thân gặp Shen Peng bày tỏ lòng cảm ơn, ông nhận ra hoài bão thực sự của mình là gây quỹ tương trợ mọi người, đặc biệt người lao động có gia đình sống ở vùng nông thôn, nơi chất lượng dịch vụ y tế và mức thu nhập còn thấp.

Theo ông, mục tiêu của công ty không phải là cạnh tranh với bảo hiểm xã hội của chính phủ mà đang thực hiện sứ mệnh lấp đầy những lỗ hổng trong chính sách bảo hiểm của cả khối quốc doanh và tư doanh hiện thời ở Trung Quốc.

Mặc dù có đến 95% trong tổng số 1,4 tỷ dân Trung Hoa sở hữu bảo hiểm y tế, song lợi ích họ nhận được rất khác nhau. Theo một thống kê từ OECD, bệnh nhân Trung Hoa thường chi trả đến 32% viện phí của họ, tỷ lệ cao gần gấp 2,5 lần so với nước láng giềng Nhật Bản và gấp 3 lần so với Hoa Kỳ.

Shen Peng từ chối tiết lộ doanh thu hay lợi nhuận của Thủy Tích Trù. Tuy nhiên, Tencent đã đầu tư hơn 1,5 tỷ NDT vào startup ba năm tuổi này. Quỹ còn nhận được nguồn vốn từ tỷ phú Nga Yuri Milner của tập đoàn đầu tư IDG. Các chuyên gia ước tính giá trị công ty Thủy Tích Trù đã vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2019, theo Forbes.

Công ty của Shen Peng còn hợp tác với hơn 60 tập đoàn bảo hiểm lớn đang hoạt động tại thị trường Trung Hoa như Allianz SE, Ping An và Taikang Life. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng riêng về bảo hiểm của hãng để đăng ký gói bảo hiểm phù hợp. Hiện có hơn 12 triệu người đang sử dụng dịch vụ ứng dụng này của hãng.

Hoạt động kinh doanh ăn nên làm ra của Thủy Tích Trù đã thu hút sự chú ý của một số tập đoàn khác, ví dụ ông trùm bán lẻ Alibaba của Mã Vân. Vào tháng 10/2018, công ty con của Alibaba là Alibaba’s Ant Financial đã tung ra dịch vụ tương tự như Thủy Tích Trù mang tên Xiang Hu Bao.

Dịch vụ mới có cơ chế vận hành tương tự, cũng thu phí thành viên 8% một năm. Đến tháng 9/2019, Xiang Hu Bao chạm mốc 80 triệu người dùng - cột mốc Thủy Tích Trù mất 3 năm mới đạt được.

Alibaba quyết tâm thực hiện tham vọng mang nền tảng bảo hiểm của họ đến với hơn 300 triệu người dùng trong hai năm tới, thúc đẩy cuộc chiến tranh giành thị phần trở nên khốc liệt không kém mảng thương mại điện tử và giao nhận hàng hóa.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
55 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
8 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
30 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.