Tí hon nhất nhưng thích "cà khịa" tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab!

10/10/2019 20:49
CEO Fastgo - một startup trong hệ sinh thái NextTech của Shark Bình, vừa đăng đàn về câu chuyện "Ai sẽ thắng trong cuộc đua đốt tiền" và công bố tổng tiền đốt của một loạt đối thủ trong lĩnh vực gọi xe Việt Nam. Theo thống kê, Fastgo đã thực hiện 2 triệu chuyến xe trong nửa đầu năm 2019, chỉ bằng 1/73 Grab, 1/10 Go-Viet, và 1/15 của Be…

Hiếm hoi lắm trên thị trường Việt Nam mới có một startup công bố con số đốt tiền của các đối thủ.

Mới đây, CEO Fastgo Nguyễn Hữu Tuất đã chia sẻ trên trang cá nhân về câu chuyện "Ai sẽ thắng trong cuộc đua đốt tiền".

Theo tính toán của ông Tuất, thì:

- Grab: Thực hiện 146 triệu cuốc xe, đốt khoảng 160 triệu USD, trung bình đốt khoảng 1,1 USD/cuốc

- Be: 31 triệu cuốc, đốt khoảng 75 triệu USD, trung bình đốt khoảng 2,5 USD/cuốc

- Go-Viet: 21 triệu cuốc, đốt khoảng 30 triệu USD

- Fastgo: 2 triệu cuốc, đốt khoảng 2 triệu USD. Trung bình đốt khoảng 1 USD/cuốc.

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 1.

Bài đăng của ông Tuất gắn tên (tag) khá nhiều người, bao gồm cả Shark Bình.

Trả lời về tính chính xác của các số liệu trên, CEO Fastgo cho biết số liệu cuốc xe ông lấy từ một bài báo (thực tế số liệu ấy từ ABI Research, thống kê số chuyến xe thực hiện của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2019), còn số tiền "đốt" thì ông cho biết "trong nghề sẽ tính được ra".

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 2.

Thị phần của các ứng dụng gọi xe tại thị trường Việt Nam dựa trên số chuyến xe trong nửa đầu năm 2019. Nguồn: ABI Research.

Từ số tiền đốt "tự tính" đó, ông cộng dồn ra số GMV (tổng giá trị giao dịch) của thị trường gọi xe vào khoảng 600 triệu USD, tức gần 15.000 tỷ đồng.

"Nhưng đây là mô hình kinh tế chia sẻ, việc đốt tiền liệu có tạo ra tiền tiếp theo hay không khi tất cả chỉ sở hữu người dùng mà không sở hữu tư liệu sản xuất (lái xe và xe)?", ông Tuất đặt dấu hỏi cho mô hình này.

Vậy nếu dừng đốt tiền, các doanh nghiệp trên sẽ ra sao? Cũng theo ông Tuất thì:

- Grab: Đã tạo ra được Network Effect (hiệu ứng mạng lưới). Nên Grab vẫn tồn tại. Grab có hệ sinh thái thanh toán, food, delivery, finance để tạo ra giá trị và nguồn thu mới. Tuy nhiên, Grab sẽ gặp khó nếu có khủng hoảng kinh tế, chính trị hoặc một làn sóng tẩy chay người dùng/tài xế vì một yếu tố nào đó về văn hoá (như kiểu xúc phạm dân tộc).

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 3.

CEO Fastgo Nguyễn Hữu Tuất. Ảnh: Báo đầu tư.

- Be: Dừng đốt tiền (dù chỉ 1 ngày) là "die" (chết) vì tất cả người dùng chuyển sang Grab/Fastgo!? (Nếu không đặt được Be, thực sự người dùng sẽ chuyển sang Fastgo? - PV)

"Lý do là thường tăng giá gấp 2,5 lần rồi giảm giá tới 50%, người dùng sẽ bỏ khi hết khuyến mãi và tài xế bị thu phí cao nhất (>XX%) sẽ ko dám chạy. Hơn nữa khoảng 50% cuốc xe là tài xế Cheat để ăn thưởng (theo các tài xế tâm sự). Be buộc phải Raise được Fund để tồn tại, điểm khó là đốt nhiều tiền nên định giá công ty phải cao, VCs (quỹ đầu tư mạo hiểm - PV) không vào được chỉ có PE (quỹ đầu tư tư nhân - PV). Chúc Be sẽ sớm raise fund để đồng hành cùng Fastgo cho cuộc chiến lâu dài trên sân nhà", CEO Fastgo nói.

- Go-Viet: Dừng cũng chết, vì tài và khách sẽ chuyển sang Grab.

"Go-Jek hình như đã quyết định rút cả Việt Nam và Singapore để về bảo vệ sân nhà Indonesia", ông Tuất tiếp tục suy đoán.

- Fastgo: Đã dừng việc phải đốt tiền từ tháng 5/2019 và đang chuyển sang mô hình có lãi trên mỗi cuốc xe (sẽ chia sẻ sau).

"Fastgo có hệ sinh thái thanh toán và Finance của NextPay/NextTech để đi lâu dài cùng Grab. Vì vậy Fastgo không quá áp lực trong việc gọi vốn như Be", CEO Fastgo tự tin tuyên bố.

"Cuộc đua này khi nào sẽ kết thúc? Chưa có dự đoán bao giờ kết thúc được, vì không có rào cản nào cho người mới gia nhập (ví dụ Vingroup). Sau WeWork/Uber/Lyft, khả năng IPO sẽ khó khăn hơn cho các mô hình này. Grab không IPO sẽ phải trả Uber 2 tỷ USD, Be sẽ phải raise tiếp 100 - 200 triệu USD nữa để đuổi theo Grab, Fastgo đã chọn con đường riêng (hướng tới có lãi) nên không phải đánh nhau với ai nữa cả".

Dấu hỏi về tính xác thực trong các lập luận "chắc như bắp" của CEO Fastgo 

Các lập luận nói trên của CEO Fastgo nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng có nhiều câu hỏi được những người theo dõi lĩnh vực gọi xe công nghệ tại Việt Nam đặt ra:

-  Vì sao các doanh nghiệp gọi xe phải dừng đốt tiền ở thời điểm này, khi số lỗ của họ là lỗ theo kế hoạch?

- Con đường mà Fastgo lựa chọn - neo vào hệ sinh thái thanh toán và tài chính, trên thực tế Be thực hiện cũng đã lâu, CEO Fastgo quên không update chăng?

- Trên fanpage của Fastgo khách còn phàn nàn không gọi được xe, xế thì kêu ca mở app cả ngày không được cuốc nào, vậy nếu dừng đốt tiền thì Fastgo tính đi hướng gì?

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 4.

Khi Fastgo post thông tin khuyến mãi khi thanh toán Vimo, tất cả comment của khách hàng đều là phàn nàn...

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 5.

Khi Fastgo "khoe" tiến quân ở Myanmar, xế xin hãy tập trung ở Việt Nam khi thị trường trong nước còn chưa làm tốt.

Hơn nữa, tính chính xác của các con số ông Tuất đưa ra tới đâu, để dẫn tới suy luận về các đối thủ như vậy?

Bình luận về số liệu CEO Fastgo đưa ra, Founder Vato Nam Trần cho biết: "Chắc chắn 100% không đúng".

Đại diện Grab cho biết không bình luận gì về các số liệu này.

Fastgo, với số chuyến thực hiện chỉ bằng 1/73 của Grab, 1/10 Go-Viet và 1/15 của Be, thường xuyên nhắc tên doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực này (Grab) vào " cà khịa ". Hồi cuối năm ngoái, Shark Bình thậm chí còn đòi đọ số liệu... tăng trưởng của Fastgo với Grab. Bài đăng này nhận được nhiều "gạch đá" của cả người trong giới lẫn ngoài giới, bởi một người biết tính toán sơ sơ cũng hiểu đem đọ số tăng trưởng của một startup 6 tháng tuổi với một decacorn (kỳ lân nhiều sừng) thì khác nào bảo Việt Nam thách đọ tăng trưởng GDP với Mỹ!?

Tí hon nhất nhưng thích cà khịa tất cả các đối thủ, CEO Fastgo tuyên bố: Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng Fastgo đấu Grab! - Ảnh 6.

Sau khi nhận được nhiều công kích, Shark Bình đã sửa lại bài đăng nói trên.

Danh tiếng của Fastgo sau nhiều lần trồi sụt với các cú "nổ" về dịch vụ Fastsky và bắt tay với Vingroup, mới đây được nhắc đến trên truyền thông nhiều hơn sau khi ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech, công ty mẹ của Fastgo - tham gia Shark Tank Việt Nam mùa 3 với cương vị nhà đầu tư khách mời.

Sau 5 tập ngồi ghế nóng với nhiều bình luận mang tính "vỗ mặt" startup, Shark Bình được độc giả ví von là "Bank Tank" khi chỉ cam kết rót vốn 4,6 tỷ đồng nhưng cho vay lên tới 27,6 tỷ đồng. Sau khi Shark Bình rời ghế nóng Shark Tank, Fastgo nhanh chóng bổ sung tính năng FastShark - chuyến xe bạc tỷ - lựa chọn khách hàng làm bạn đồng hành để được Shark Bình mentor.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
36 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
19 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
32 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.