Tiệc tất niên độc đáo của người Nhật: Ở bên đồng nghiệp, không ép rượu, vui say nhưng vẫn phải đúng mực…

31/01/2022 14:44
Bữa tiệc trở thành dịp để tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn bè, đồng nghiệp cùng làm chung một công ty có thể quên đi những căng thẳng, khó khăn trong năm cũ và để bắt đầu một năm mới thuận lợi hơn.

Người Nhật cũng có một truyền thống tương tự với người Việt vào dịp chuyển giao năm cũ – năm mới, đó là tiệc Tất niên. Trong khi người Việt thường ăn bữa cơm tất niên với gia đình, hoặc bạn bè thân vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, thì người Nhật dành dịp này để ngồi cùng với các đồng nghiệp, những người đã cùng họ trải qua một năm làm việc khó khăn nhưng đầy cống hiến.

Bữa tiệc của những lời cảm ơn

Bữa tiệc tất niên của người Nhật có nguồn gốc khá lâu đời. Nó xuất phát từ những bữa tiệc cuối năm được tổ chức từ thời Muromachi (vào thế kỷ 15) dưới hình thức những bữa tiệc với thi ca và tiệc rượu kết hợp. Đến thời Edo, những bữa tiệc cuối năm này phát triển thành những bữa tiệc với nhiều đồ uống như hiện nay. Từ thời xa xưa, những bữa tiệc cuối năm đã là nơi người Nhật cùng nhìn lại một năm đã qua, trao lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ họ trong năm vừa qua.

Hiện nay, dễ hiểu lý do tại sao, ở Nhật vào những ngày cuối năm, không khí ở nhà và ở công sở đều vô cùng nhộn nhịp. Các công ty sẽ sắp xếp lịch làm việc để có thể tổ chức bữa tiệc ý nghĩa này cho toàn thể nhân viên.

Những bữa tiệc Bonenkai này thường được tổ chức ở những không gian tương đối rộng rãi đủ chỗ cho mọi người cùng tụ họp. Nhưng đó cũng cần là một nơi ấm cúng để không khí của bữa tiệc được vui vẻ và thân thiết. Các công ty Nhật thường tổ chức trong chính phòng họp, khách sạn nhưng nhiều nhất là trong các quán bar cổ truyền Izakaya của Nhật Bản.

 Tiệc tất niên độc đáo của người Nhật: Ở bên đồng nghiệp, không ép rượu, vui say nhưng vẫn phải đúng mực… - Ảnh 1.

Về chi phí, các công ty cũng thường lập một hóa đơn chung để chi trả cho bữa tiệc nhằm khuyến khích càng nhiều nhân viên tham dự càng tốt. Trong trường hợp công ty không thanh toán, hóa đơn sẽ được chia đều cho mỗi người. Điều này sẽ những người tham dự có thể ăn uống thoải mái.

Thời tiết của những ngày cuối năm thường rất lạnh giá, nên các bữa tiệc Bonenkai thường diễn ra xung quanh những nồi lẩu nóng hổi.

Tuy nhiên, đồ ăn trong bữa tiệc không thể thiếu những món ăn truyền thống vào dịp chuyển giao này. Đặc biệt phải kể tới món mì kiều mạch Toshikoshi soba với sợi mì dai và dài tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe dẻo dai. Đó cũng là lời cầu chúc phổ biến cho một năm mới đang đến rất gần.

Không thể thiếu của bữa tiệc cuối năm chính là những loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Đây là một trong những  bữa tiệc mà người Nhật cho phép mình được quên đi mọi công việc và uống thoải mái, thậm chí họ cho phép mình được uống đến say. Các bữa tiệc Bonenkai vì thế cũng thường được tổ chức vào tối thứ sáu hoặc tối thứ bảy, để các nhân viên có được những ngày nghỉ ngơi sau đó.

Bữa tiệc Bonenkai thường bắt đầu với màn chúc mừng bằng rượu. Mọi người sẽ cùng nâng ly. Các bậc tiền bối trong công ty thường có một bài phát biểu ngắn để khai mạc bữa tiệc. Tuy nhiên, các nhân viên sẽ không phải chờ đợi lâu để cùng hô "Kanpai!". Đây cũng chính là thời điểm không khí tiệc tùng bắt đầu.

Một trong những quy tắc quan trọng nhất cần nhớ khi tham gia tiệc Bonenkai chính là "bất kì điều gì xảy ra ở bonenkai, sẽ để nó lại bonenkai". Quy tắc bảo mật thông tin này là sự tôn trọng cao nhất dành cho những đồng nghiệp trong công ty. Người Nhật sẽ không bao giờ tiếp tục những câu chuyện trên bàn rượu một khi đã trở lại với cuộc sống bình thường. Họ coi Bonenkai là nơi để trải lòng, lắng nghe và thấu hiểu, chứ không phải để có những câu chuyện phiếm để trao đổi làm quà nơi công sở.

Trong tiệc Bonenkai, người Nhật thường tổ chức rất nhiều trò chơi nhỏ hay hát karaoke. Tuy nhiên đa số mọi người thích dành thời gian để uống rượu và trò chuyện cùng nhau.

 Tiệc tất niên độc đáo của người Nhật: Ở bên đồng nghiệp, không ép rượu, vui say nhưng vẫn phải đúng mực… - Ảnh 2.

Vui và say nhưng vẫn phải đúng mực

Với bản tính kín đáo có phần khép mình của người Nhật chốn công sở, rượu không phải là yếu tố duy nhất giúp người Nhật "hạ" sự phòng thủ tâm lý của mình. Sự đúng mực chính là sự đảm bảo lớn nhất cho người Nhật trong những bữa tiệc như thế này.

Trước hết, việc hạ bỏ thấp những chuẩn tắc về xưng hô hay nghi lễ không đồng nghĩa với việc quên đi sự tôn trọng với người khác. Người Nhật thể hiện sự tôn trọng của mình trong việc rót và tiếp rượu cho những người xung quanh. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bàn tiệc là khi tiếp rượu hay nhận rượu từ ai đó bạn luôn phải dùng cả hai tay để nâng bình hoặc chén. Bên cạnh đó, bạn thường xuyên để ý để tiếp rượu khi chén của người bên cạnh đã cạn. Đó chính là phép lịch sự trên bàn rượu.

Tuy nhiên, ở Nhật không hề có văn hóa "ép rượu" như ở một số nước khác. Bạn có thể uống bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng và nguyện vọng của bạn. Khi bạn cảm thấy mình đã uống đủ và muốn dừng lại, rất đơn giản, bạn chỉ cần để lại một chút đồ uống trong cốc của mình. Bên cạnh đó, người Nhật luôn khuyến khích nhau uống vừa đủ để tránh việc bốc đồng gây sự với đồng nghiệp hoặc ngủ quên trên tàu.

Có thể tạm quên mọi thứ bậc

Bạn cũng biết xã hội Nhật Bản rất coi trong tôn ti và các phép lịch sự. Đó là lý do vì sao, trong các doanh nghiệp, công ty luôn có sự phân chia cấp bậc rất rõ ràng. Các nhân viên luôn phải tuân thủ những quy tắc về lễ nghi trong khi giao tiếp với đồng nghiệp, đặc biệt là cấp trên của mình nơi công sở.

 Tiệc tất niên độc đáo của người Nhật: Ở bên đồng nghiệp, không ép rượu, vui say nhưng vẫn phải đúng mực… - Ảnh 3.

Lẩu thường là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc Bonenkai

Tuy nhiên, ở buổi tiệc Bonenkai này, người Nhật lại có một quy tắc khác – chính là "nới lỏng tất cả những quy tắc thông thường". Điều này đồng nghĩa với việc các nhân viên có thể thoải mái hơn trong giao tiếp với cấp trên. Họ không cần giữ nghiêm những quy tắc về tôn ti trên bàn tiệc. Ở nhiều công ty, các lãnh đạo còn khuyên nhân viên của mình thay đổi cách xưng hô để có thể thoải mái trò chuyện và ăn uống cùng nhau. Sự tạm thời xóa bỏ những quy tắc về lễ nghi này giúp hạ những rào cản giữa các cá nhân và đưa họ tới gần nhau hơn.

Tuy là thoải mái nhưng trong Bonenkai thì luôn luôn có những điều phải nên nhớ :

- Sẽ là thiếu lịch sự nếu bạn uống ly rượu đầu tiên trước khi mọi người nói "kampai", vì vậy bạn nên đợi cho đến khi tất cả mọi người bắt đầu uống.

- Sự lịch sự thể hiện qua việc rót rượu cho người khác. Nếu thấy ai đó với một cái ly rỗng, bạn nên rót rượu cho họ và nhớ rằng nên giữ chai rượu bằng cả hai tay.

- Tương tự như vậy, nếu ai đó muốn rót rượu cho bạn, hãy nâng ly lên bằng cả hai tay để nhận nó.

- Khi bạn đã uống đủ và muốn dừng, hãy để lại một ít đồ uống trong ly của bạn, vì nếu để một ly rỗng thì người khác sẽ nghĩ bạn muốn tiếp tục uống.

- Dù bonenkai là bữa tiệc rượu cuối năm, bạn chỉ nên uống một cách vừa phải, để tránh tình trạng bốc đồng với đồng nghiệp hoặc ngủ gật trên tàu về nhà khi đã uống quá chén.

- Câu nói "bất kì điều gì xảy ra ở bonenkai, sẽ để nó lại bonenkai". Đây là quy tắc lâu đời để không tiếp tục những câu chuyện trong bữa tiệc sau khi nó đã kết thúc. Đây cũng là sự tôn trọng đối với những người đã uống quá nhiều hoặc làm điều gì đó không bình thường trong bữa tiệc.

https://cafebiz.vn/tiec-tat-nien-doc-dao-cua-nguoi-nhat-o-ben-dong-nghiep-khong-ep-ruou-vui-say-nhung-van-phai-dung-muc-20220131132640842.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.