Tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể tác động đến CPI những tháng cuối năm

09/09/2022 17:46
Nhờ các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi và được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân tăng mạnh. Mặc dù kiểm soát tốt lạm phát trong 8 tháng qua, nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị. Vậy, theo bà đâu là yếu tố giúp cho lạm phát 8 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%?

Trong 8 tháng qua, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị; trong đó, nổi lên là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài, chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Trung Quốc cùng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang kìm hãm tăng trưởng. Giá năng lượng tăng cao gây lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất.

Lạm phát tại Mỹ tháng 7/2022 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 7/2022 đã lập kỷ lục tăng 8,9%, cao hơn nhiều lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tại châu Á, lạm phát tháng 7/2022 của Thái Lan tăng 7,61%; Hàn Quốc tăng 6,3%; Indonesia tăng 4,9%; Nhật Bản tăng 2,6% và Trung Quốc tăng 2,7%.

Ở trong nước, dù chịu nhiều sức ép lớn và khó khăn bủa vây của bối cảnh thế giới, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt. Nhiều giải pháp đồng bộ được Chính phủ triển khai quyết liệt để giảm giá xăng dầu, ổn định giá điện, nước sinh hoạt, học phí, duy trì mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý... Nhờ đó, lạm phát 8 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%, áp lực các chi phí đầu vào giảm đáng kể.

Cụ thể, giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022 theo biến động giá nhiên liệu thế giới và tác động của việc giảm thuế đối với xăng dầu.

Từ ngày 21/6/2022, giá xăng A95 III ở mức 32.870 đồng/lít, dầu diezen ở mức 30.010 đồng/lít đã giảm xuống với các mức giá tương ứng là 24.660 đồng/lít và 23.750 đồng/lít trong tháng 8. Giá xăng dầu giảm là yếu tố chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng của CPI tháng 7 và tháng 8/2022.

Bên cạnh đó, những hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá như dịch vụ giáo dục, y tế, giá điện sinh hoạt chiếm tỷ trọng 12,87% trong tổng chi tiêu dùng của dân cư được Chính phủ điều hành giữ ổn định trong năm 2022. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất chưa tăng học phí trong năm học 2022 - 2023 như lộ trình trước đó, thậm chí các địa phương còn miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân. Qua đó, giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục bình quân 8 tháng giảm 3,14% so với cùng kỳ năm trước và CPI chung giảm 0,17 điểm phần trăm.

Đối với giá dịch vụ y tế, năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá, những đã được hoãn lại trong thời gian đại dịch. Ngoài ra, giá điện cũng chưa tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chủ động đề xuất không tăng giá điện trong năm nay, dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu và giá than đều tăng rất cao.

Cùng với đó, Chính phủ và các bộ, ngành liên tục chỉ đạo các địa phương thực hiện quản lý giá trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, đảm bảo đầy đủ các hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Bà có thể cho biết những yếu tố nào sẽ là áp lực lạm phát những tháng cuối năm 2022 và năm 2023?

Việc kiểm soát tốt lạm phát trong 8 tháng qua giúp Việt Nam có dư địa để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tiềm ẩn những yếu tố có thể tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Cụ thể, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế.

Giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn, nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine vẫn còn diễn biến phức tạp và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

Cùng với đó, giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trở lại như thời gian trước khi đại dịch. Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, song không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

Nhờ các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi và được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng cuối năm. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh; các hoạt động dịch vụ cũng tăng cao như: du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình... sẽ đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ lên cao, tạo áp lực lên lạm phát.

Vậy, Tổng cục Thống kê có đề xuất giải pháp gì trong công tác điều hành giá của năm 2022, thưa bà?

Chúng tôi đề xuất các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng bảo đảm nguồn cung, nhất là giai đoạn cuối năm. Bộ Công Thương và các địa phương tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng này.

Đối với mặt hàng xăng dầu phải đảm bảo nguồn cung trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cần được sử dụng hợp lý với liều lượng thích hợp. Từ đó, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.

Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng khác như: sắt thép, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất; ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đặc biệt, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Ngoài ra, đẩy mạnh thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất, đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn bà!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.888.076 VNĐ / thùng

74.30 USD / bbl

0.09 %

+ 0.07

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.782.158 VNĐ / thùng

70.13 USD / bbl

0.04 %

+ 0.03

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.293.417 VNĐ / m3

3.33 USD / mmbtu

0.25 %

- 0.01

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
6 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
9 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
11 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.