Trả lời câu hỏi liệu rằng các loại tiền điện tử như bitcoin và ether có thể đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hay không, ông Eichengree cho rằng "Không hẳn".
"Tôi nghĩ rằng loại đồng tiền điện tử do ngân hàng phát hành khác hẳn so với các loại tiền điện tử khác- loại tiền ẩn danh. Thứ nhất, loại tiền điện tử do ngân hàng phát hành sẽ giúp giao dịch trở nên hiệu quả hơn. Thứ 2, các loại tiền điện tử khác là công cụ của rửa tiền, tránh thuế và các vấn đề tương tự".
Trong thời gian gần đây, tiền điện tử là đề tài gây tranh cãi trong giới chuyên gia, nhà nghiên cứu, các ngân hàng và giới chức.
Chuyên gia kinh tế Harvard Kenneth Rogoff cho rằng giá đồng bitcoin sẽ "đổ vỡ" dưới sức ép của chính phủ.
Tháng trước, giới chức Trung Quốc chính thức cấm việc huy động vốn bằng cách phát hành tiền điện tử. Cùng lúc, nhiều sàn giao dịch tiền điện tử ở quốc gia này phải đóng cửa hoặc tuyên bố sẽ đóng cửa vào cuối tháng 9. Ngay sau đó, giá hàng loạt các loại tiền điện tử lao dốc. Trái lại, chính phủ Nhật Bản lại hợp pháp hóa loại tiền này như một hình thức thanh toán. Sau hàng loạt những động thái thắt chặt tiền điện tử, khối lượng giao dịch bitcoin ở Nhật Bản tăng vọt, dẫn đầu thế giới.
CEO của JPMorgan ông Jamie Dimon gọi bitcoin là trò "lừa đảo" và cuối cùng sẽ tan vỡ. Đầu tháng này, ông tuyên bố sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào về bitcoin do phải hứng chịu quá nhiều chỉ trích từ những người ủng hộ loại tiền điện tử này. Trong khi đó, nhiều chuyên ra tỏ ra lạc quan trước tương lai đồng tiền điện tử này khi dự đoán giá bitcoin có thể tăng lên 10.000 USD.
Tính đến hôm thứ 2 (30/10) đồng bitcoin giao dịch ở mức 6.081 USD/bitcoin, giảm 65,1 USD, tương đương 1,06% sau khi đạt ngưỡng kỷ lục 6.345 USD/bitcoin.