Theo ý kiến thống nhất giữa Sở kế hoạch và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai dự án đầu tư cầu Cát Lái sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Dự kiến cầu Cát Lái sẽ được khởi công trong năm 2020 có chiều dài 3.782m, phần cầu chính dài 650m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Do đây là dự án có tổng mức đầu tư gần 7.200 tỉ đồng.
Theo các chuyên gia giao thông, khi có cầu Cát Lái, hệ thống giao thông TP.HCM - Nhơn Trạch sẽ được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TP.HCM - Bà Rịa-Vũng Tàu - Đồng Nai. Bên cạnh đó, khi sân bay Long Thành đưa vào khai thác, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TP.HCM - sân bay Long Thành, chia sẻ lưu lượng với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vốn đang quá tải trong ngày thường lẫn dịp lễ.
Nói về tiến độ thực hiện dự án cầu Cát Lái, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết hiện nay tỉnh đã giao cho sở làm báo cáo dự án tiền khả thi, đồng thời kết hợp lựa chọn đơn vị tư vấn để họ đánh giá tác động giao thông của các dự án liên vùng như dự án Vành đai 3, dự án Bến Lức - Long Thành... Sở sẽ làm xong việc này trong quý 3-2020 để ngồi lại với TP.HCM chọn vị trí, đánh giá quy mô cây cầu Cát Lái.
Vị trí sẽ xây dựng cầu Cát Lái.
Thực tế cho thấy, sau khi có thông tin xây cầu Cát Lái vào năm 2020, thị trường nhà đất lập tức có sự biến động, không chỉ ở huyện Nhơn Trạch, hiện nay mức tăng giá bán đang lan toả đến nhiều khu vực thuộc TPHCM. Trong đó, khu vực xung quanh khu đô thị Cát Lái, quận 2 đang thiết lập mặt bằng giá mới.
Cụ thể, theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - ông Cao Tiến Dũng, khi cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 (TPHCM) được xây dựng, huyện sẽ thu hút được một phần dân số từ việc thực hiện giãn dân của đô thị TPHCM. Phần còn lại sẽ là dân số chuyển về sinh sống để tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ được ưu tiên phát triển thời gian tới.
Thực tế cho thấy khu vực đô thị Nhơn Trạch được hưởng lợi nhiều hơn từ 2 dự án hạ tầng kết nối trực tiếp với TPHCM là đường Vành đai 3 và cầu Cát Lái. Trong đó, cầu Cát Lái có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thương kinh tế và phát triển đô thị thành phố mới. Nhiều dự án nhà ở, trung tâm thương mại; du lịch giải trí đang chờ "cất cánh" theo cây cầu này.
Một số dự án bất động sản lớn đang cấp tập được đầu tư, xây dựng như: dự án Hoa Sen Đại Phước ở xã Đại Phước, đơn vị đầu tư là Tập đoàn Nam Long; dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn do Công ty CP Đầu tư Nhơn Trạch triển khai; dự án Khu dân cư Đại Phước ở Thị trấn Hiệp Phước đang hoàn thiện nhà và bàn giao cho khách hàng; dự án Khu đô thị mới Nhơn Trạch chủ đầu tư là Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng; dự án Thăng Long Home ở của Công ty CP Tập đoàn đầu tư Thăng Long...
Hay Tập đoàn Novaland với dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City. Mới đây nhất, Công ty CP Đầu tư và phát triển Thuận Lợi cũng tung ra thị trường dự án khu đô thị quy mô gần 100ha...
Nhiều sàn môi giới cũng cho biết hơn 2 năm gần đây, đất đai tại huyện Long Thành, Nhơn Trạch khá sôi động, giá bán liên tục được đẩy lên cao theo các thông tin về những dự án hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, ở huyện Nhơn Trạch, mỗi khi có thêm thông tin về việc xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 (TPHCM) với xã Phú Hữu (huyện Nhơn Trạch) thì giá đất lại được đẩy lên một nấc mới. Khảo sát thực tế cho thấy, giá đất tăng cao nhất nằm ở những khu vực gần bến phà Cát Lái hiện hữu như: Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông.
Trong khi đó, giá đất tại khu vực quận 2 cũng đang tăng nhanh chóng mặt, vượt khỏi khả năng của những người có nhu cầu về nhà ở. Vì thế, từ khi xuất hiện dự án cầu Cát Lái hơn 7.000 tỷ đồng chuẩn bị khởi công xây dựng, giới đầu tư cũng bắt đầu "dạt" về các khu vực xung quanh cây cầu tìm cơ hội, làm cho giá đất bắt đầu "nhích" lên từng ngày.
Tại quận 2, có 2 dự án căn hộ mới ra thị trường được chào bán với mức giá trên 40 triệu đồng/m2 là City Grand (41 - 45 triệu đồng/m2) và D'lusso (53 - 58 triệu đồng/m2), trong khi giá căn hộ trung bình năm ngoái ở khu này vào khoảng 32 triệu đồng/m2. Nhiều căn hộ hiện hữu lân cận được chào bán từ giá khởi điểm 30 - 35 triệu đồng/m2 năm 2019 hiện đã leo lên từ 37 - 40 triệu đồng/m2.
Bên cạnh đó, giá đất trong khu dân cư tại Cát Lái (quận 2) giai đoạn năm 2015 - 2016 chỉ khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2, đến nay đã cán mốc 50 - 60 triệu đồng/m2. Ở các khu đô thị có quy hoạch bài bản, tích hợp chuỗi tiện ích cao cấp, đã hình thành cộng đồng cư dân văn minh,… tỷ lệ tăng giá cao hơn gấp 3 - 4 lần, tình hình tiêu thụ được ghi nhận khá tốt. Nhiều dự án vừa ra mắt đã được đón nhận khả quan, đơn cử như PhoDong Village. Hiện dự án đang được giới thiệu ra thị trường các nhà phố thương mại, biệt thự phố vườn với mức giá từ 8,6 tỷ đồng/căn, thanh toán 16 tháng, ngân hàng hỗ trợ tài chính.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM nhận định, năm nay, tuy dịch bệnh Covid-19 có tác động rất lớn đối với BĐS nhìn chung thị trường vẫn không rơi vào tình trạng khủng hoảng, giao dịch bắt đầu trở lại. Vấn đề quan trọng nhất là nhu cầu nhà ở của người dân luôn ở mức cao, song song đó, hàng loạt dự án giao thông lớn như cầu Cát Lái đang được đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ giúp kết nối liên vùng mạnh mẽ. Đây sẽ là yếu tố giúp nhà đất của TPHCM và các địa phương giáp ranh tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư.