Tiền lương phải được trả trên hiệu suất công việc

11/03/2018 06:16
(Dân Việt) Bộ LĐTBXH vừa đề xuất dự thảo sửa đổi nghị định quy định về tiền lương, giúp doanh nghiệp (DN) thu hẹp khoảng cách các bậc lương, tính toán lại thang bảng lương dựa trên năng suất công việc thay vì thâm niên làm việc như hiện nay.

Đề xuất có lợi cho DN

Thông tin từ Bộ LĐTBXH cho biết, bộ này đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Trong đó, Bộ đề xuất quy định mới về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương.

tien luong phai duoc tra tren hieu suat cong viec hinh anh 1

  Trong khi người lao động không đồng tình thì nhiều DN mong muốn xoá bỏ quy định khoảng cách tối thiểu 5% trong nâng lương. Ảnh: Minh Nguyệt

"Nếu quy định tỷ lệ % tăng lương tối đa giữa các bậc lương là 3% thì mỗi lần DN tăng lương chỉ được vài ba chục nghìn, chẳng đủ cho người lao động mua nổi gói kẹo, bù trượt giá”.

Ông Vũ Quang Thọ -
Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn

Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5% đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của DN và không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiều DN xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên. Người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội cao (cùng làm một công việc nhưng DN phải trả lương, chi phí bảo hiểm cho người lao động làm 15 - 20 năm cao gấp 2 - 3 lần người mới vào làm việc). Thực trạng này dẫn đến DN không muốn sử dụng lao động có nhiều thâm niên, tìm nhiều cách để sa thải lao động để tuyển lao động mới.

Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án sửa đổi quy định trên. Phương án 1: Quy định mang tính chất định tính để DN và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%) tiền lương để dựa trên độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng. Phương án này có ưu điểm tăng quyền tự chủ cho DN nhưng có nhược điểm DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp.

Phương án 2: Vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này. Phương án này có ưu điểm Nhà nước vẫn tạo ra sàn thấp nhất để tránh tình trạng DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp, nhưng có nhược điểm hạn chế quyền chủ động của DN trong việc xây dựng thang lương, bảng lương.

Căn cứ các điều kiện thị trường lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, sức ép việc làm hiện nay Bộ LĐTBXH cho rằng cần có lộ trình thực hiện, và đề nghị nên chọn phương án 2.

Tăng lương theo thâm niên – làm khó DN

Theo ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, từ lâu tiền lương được xem là rào cản, cản trở sự phát triển. Tiền lương không còn là động lực cho lao động làm việc bởi lương của chúng ta đang bị cào bằng, xé nhỏ. Thực tế, người làm nhiều cũng như người làm ít, tính lương theo thâm niên, quy định khoảng cách các bậc lương không thấp hơn 5% vô tình “chơi khó” DN khiến họ phải tìm cách sa thải lao động có tuổi, có thâm niên cao để khỏi phải trả lương cao.

Về vấn đề thay đổi cách tính thang bảng lương, quy định khoảng cách bậc lương 5%, ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trường Bộ LĐTBXH – nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, bản chất vấn đề dự thảo mà Bộ LĐTBXH đang soạn thảo ở đây không phải là “xóa sổ” cách tính lương dựa trên thâm niên.

 “Về cơ bản cơ chế tiền lương trong DN là cơ chế thỏa thuận, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng, không được can thiệp gì nữa. Tuy nhiên, xuất phát thực tế DN ép các bậc lương của người lao động gần nhau để giảm chi phí, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ý kiến nên Chính phủ phải ra nghị định. Tuy nhiên, sau khi có quy định về khoảng cách các bậc lương không thấp hơn 5% thì  DN lại kêu khó khăn vì chi phí lớn, chưa kể còn đóng BHXH cũng rất lớn” – ông Huân nói.

Ông Huân đưa ra một phép tính cụ thể. Ví dụ với một lao động đang hưởng lương ở vùng 1, mức lương tối thiểu vùng là 4 triệu đồng, nếu DN tăng lương thì phải tăng lương đồng loạt cho cả lao động cũ và mới. Mức tăng đảm bảo khoảng cách không thấp hơn 5%. 1 lao động có lương 4 triệu nếu áp dụng mức tăng lương ko thấp hơn 5% thì tương đương với 200.000 đồng/bậc. Như vậy, nếu cứ định kỳ hàng năm DN phải nâng lương cho 1.000 lao động, mỗi lao động 200.000 đồng, cộng thêm khoảng tăng lương tối thiểu vùng theo định kỳ hàng năm thì chi phí vào DN rất lớn. Lương tăng, dĩ nhiên tiền đóng bảo hiểm xã hội và khoản khác cũng tăng cao.

Bàn về phương án Bộ LĐTBXH đưa ra, ông Huân cho rằng nên chọn phương án 2. Tức là tạm thời có thể giãn lộ trình thực hiện, vì hiện giờ khả năng thương lượng đàm phán của lao động với chủ sử dụng còn kém vì thế nên chọn phương án để khoảng cách chênh lệnh giữa các bậc lương bằng 3% mức lương thay vì 5% như hiện giờ. Về lộ trình thì nên xoá bỏ khoảng cách giữa các bậc lương 5% để giao quyền tự chủ cho DN.

Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn cho rằng hiện nay tiền lương của người lao động quá thấp. Mức tăng lương đã thấp, tỷ lệ giãn cách giữa các bậc lương cũng thấp chỉ 5%, giờ còn đòi giảm xuống mức 3% nữa thì lao động sẽ rất vất vả.

“Nếu quy định tỷ lệ % tăng lương tối đa giữa các bậc lương là 3% thì mỗi lần DN tăng lương chỉ được vài ba chục nghìn, chẳng đủ cho người lao động mua nổi gói kẹo, bù trượt giá” – ông Thọ nêu quan điểm.

"Thực tế nhiều DN thiết kế lương theo thâm niên đang “chết dở”. Trước đây lương cơ sở thấp nên không sao, nhưng giờ đây lương cơ sở ngày càng tăng cao nên tăng lương theo thâm niên, số tiền trả cho lao động sẽ rất lớn. Trong khi đó, lao động làm lâu năm chưa chắc đã có năng suất tốt hơn người mới. Điều này buộc DN sa thải người lao động sớm hoặc chọn phương án trả lương theo việc mà mỗi công việc người ta chỉ thiết kế 2-3 bậc, nhiều lắm 4 bậc lương. Như vậy người lao động đều bị thiệt thòi”.

Ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

"Theo tôi vẫn có những công việc cần duy trì cách tính lương theo thâm niên, ví dụ với lao động chuyên làm chính sách. Lao động này có thâm niên thì họ mới nắm chắc chính sách mới làm được, còn lao động trẻ, chưa có kinh nghiệm thì rất khó”.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Chuyên gia lao động việc làm

"Quy định việc thay đổi khoảng cách các bậc lương thấp dưới 5% hoặc bỏ quy định này sẽ tạo điều kiện cho DN tự chủ trong việc thiết kế thang bảng lương. Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ mức tăng lương đồng loạt, DN có thể sử dụng quỹ tiền lương này tăng lương cho những người lương thấp, năng suất lao động cao hoặc làm công việc nặng nhọc độc hại…  Như vậy sẽ khuyến khích sự sáng tạo trong lao động”.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty may Hưng Yên

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
11 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
12 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.