Tiến tới dừng cho vay ngoại tệ: Việc nên làm từ lâu?

10/12/2018 21:25
Dự thảo sửa đổi Thông tư 24 dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 sẽ tiếp tục siết cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng nhằm hạn chế đô la hoá.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ cơ bản khắc phục tình trạng đô lá hoá trong nền kinh tế, trong đó, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua đứt bán đoạn bằng đồng USD theo “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục gia hạn cho vay USD theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN về quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú. Thông tư dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Cụ thể, có ba điểm mới trong dự thảo: Thứ nhất, cho vay ngắn hạn để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu trong nước được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019. Thứ hai, cho vay trung, dài hạn để thanh toán nhập khẩu, thực hiện đến hết ngày 30/9/2019. Thứ ba, cho vay ngắn hạn để thanh toán chi phí trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì không bị giới hạn về thời gian (trước đây quy định đến hết ngày 31/12/2018).

Để được lọt vào danh sách những doanh nghiệp đủ điều kiện được vay ngoại tệ thì khách hàng vay phải có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy tính đến hết tháng 5/2018, tín dụng VND chiếm 91,9% tổng tín dụng, tín dụng bằng ngoại tệ chiếm 8,1% tổng tín dụng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 11/2018, đối với USD, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6%/năm. Đối với VND, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy, chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD đang ở mức 3,5 - 5%/năm.

Tiến tới dừng cho vay ngoại tệ: Việc nên làm từ lâu? - Ảnh 1.
Nguồn: NHNN

Trao đổi với phóng viên của BizLIVE, các chuyên gia kinh tế đã có ý kiến nhận định về vấn đề này.

Ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia kinh tế

Tiến tới dừng cho vay ngoại tệ: Việc nên làm từ lâu? - Ảnh 2.

Trong một quốc gia có chủ quyền chủ yếu sử dụng đồng tiền của quốc gia đó. Đồng tiền có 3 chức năng: thước đo giá trị, trao đổi và cất trữ. Việc không cho vay USD đáng lẽ phải làm từ rất lâu rồi. Vì lãi suất của Việt Nam so với các nước xung quanh khá cao, do mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam, nhưng cũng không phải là lý do vẫn duy trì cho vay USD.

Tuy nhiên, đối với khu vực "offshore" (ngoài lãnh thổ), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã liên thông với các nước khá nhiều, có thể tham gia trên thị trường tiền tệ quốc tế, như thị trường tiền tệ Singapore tại châu Á để mua USD và cho vay lại đối với những doanh nghiệp vay USD có nguồn thu ngoại tệ.

Đối với trong nước, thực hiện cho vay bằng đồng nội tệ là đúng, nếu ngân hàng được cho vay ngoại tệ trong nước từ việc tiếp cận nguồn ngoại tệ trên thị trường Singapore thì Ngân hàng Nhà nước phải có quy định về vấn đề này.

Hiện Việt Nam đã hội nhập với thế giới sâu rộng hơn trước rất nhiều, việc cho vay bằng USD sẽ phải rất thận trọng, sẽ dễ bị kiện vi phạm các quy định trong thương mại quốc tế. Chính sách này trước đây Trung Quốc đã từng làm nhiều. Theo nguyên lý, không cho vay bằng ngoại tệ là việc xử lý bình thường của ngân hàng Trung ương tại bất kỳ quốc gia nào.

Chẳng hạn, ở Mỹ mà doanh nghiệp hỏi vay bằng đồng bảng Anh (GBP) rất khó dù vẫn có nếu ngân hàng Mỹ mua đồng GBP tại thị trường tiền tệ London, nhưng còn tuỳ hệ thống kiểm soát ngoại hối của từng quốc gia.

TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Tiến tới dừng cho vay ngoại tệ: Việc nên làm từ lâu? - Ảnh 3.

Tỷ giá USD/VND ổn định trong những năm gần đây đã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay bằng đồng USD thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay bằng VND, chính sự chênh lệch lãi suất này khiến nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp tăng cao nhằm giảm chi phí lãi vay.

Điều này đã góp phần ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam, do đó, không thể đáp ứng tuỳ tiện tất cả các nhu cầu, và cũng để thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Vì tất cả các quốc gia trên thế giới đều kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ trong nước.

Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức thảo luận về dự thảo này rộng rãi với các doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực để đóng góp ý kiến trước khi ban hành.

TS. Luật sư Bùi Quang Tín, Giám đốc điều hành, trường Doanh nhân BizLight

Tiến tới dừng cho vay ngoại tệ: Việc nên làm từ lâu? - Ảnh 4.

Thông tư 24 được sửa đổi với mục tiêu hạn chế cho vay USD, nhắm chủ yếu vào 5 đối tượng. Trước đó, chúng ta cũng đã gia hạn nhiều lần việc chấm dứt cho vay ngoại tệ nhằm chống đô la hóa nền kinh tế, nâng cao giá trị đồng VND như Chính phủ đề ra cho Ngân hàng Nhà nước và đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện rất đúng đắn.

Tôi cho rằng, việc chấm dứt cho vay ngoại tệ không phải là yếu tố chính nâng lãi suất VND. Lãi suất cho vay VND phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lãi suất huy động VND, chi phí hoạt động của các nhà băng, phương án vay vốn, mức độ rủi ro của phương án kinh doanh, tài sản thế chấp và uy tín của khách hàng. Đây chính là những yếu tố chính sẽ quyết định tới lãi suất cho vay.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
3 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.