Tiến tới một nền nông nghiệp không sử dụng thuốc hoá học

10/04/2020 16:53
(Dân Việt) Có người hỏi, ý tưởng này là hy vọng hay có khả năng trở thành hiện thực? Câu trả lời là có khả năng trở thành hiện thực, nếu người sản xuất biết tuân thủ theo gói kỹ thuật được cán bộ khoa học khuyến cáo.

Nhìn lại lịch sử, theo Wikiwanh, ở cấp độ thế giới thì thuốc trừ sâu đã được xuất hiện từ 500 năm TCN thông qua sử dụng lưu huỳnh (S) để trừ diệt côn trùng gây hại. Vào thế kỷ 15, loài người biết sử dụng các chất như asen (thạch tín), thủy ngân (Hg), chì (Pb) dùng vào việc phòng trừ dịch hại. Đến thế kỷ 17, người ta đã phát hiện ra sunphat nicotin được chiết từ cây thuốc lá để trừ côn trùng hại cây. Vào thế kỷ 19, có 2 loại hợp chất tự nhiên là pyretherum được tìm thấy trong loại cúc đại đóa (chrysanthemum) và rotenon chiết từ rễ cây họ đậu nhiệt đới để làm thuốc trừ sâu. Đến năm 1939, Paul Muller, người Đức phát hiện ra loại DDT có hiệu lực mạnh với côn trùng và nhanh chóng được sử dụng để diệt muỗi gây bệnh sốt rét cho loài người. Và từ 1950 thì chất này đã phát triển nhanh chóng, ước tính cả thế giới vào thời gian đó đã sử dụng đến 2,5 triệu tấn dùng trong dân cư và cả trên đồng ruộng (theo Google).

tien toi mot nen nong nghiep khong su dung thuoc hoa hoc hinh anh 1

Sử dụng giống tốt, gieo trồng đúng thời vụ, không lạm dụng phân đạm, quản lý tốt các khâu kỹ thuật liên hoàn, nhà nông có thể loại bỏ thuốc hóa học ra khỏi đồng ruộng.

Ở cấp độ thế giới là vậy, nhưng Việt Nam do thiếu thông tin và giao thông liên lạc nên mãi đến trước 1945, người làm ruộng vẫn chỉ dựa vào thiên nhiên. Khi có dịch bệnh phá hại mùa màng thì làm cỗ cúng bái mong sao cho tai qua nạn khỏi, nên vẫn thường xuyên thất mùa. Cũng có nơi khi bị sâu bệnh phá hại bà con đã biết dùng tro bếp để rắc lên cây, cũng có người biết ngâm tỏi hay rễ cây ruốc cá để tưới cho cây khi bị sâu bệnh.

Mãi đến vài chục năm gần đây, nông dân Việt Nam mới thừa hưởng được thành quả của cuộc cách mạng xanh, cách mạng hóa học trong nông nghiệp. Nhờ vậy, các giống mới, các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh được ồ ạt nhập vào, năng suất cây trồng từ đó được tăng nhanh, nạn đói triền miền đã bị đầy lùi, Việt Nam có thừa lương thực và thực phẩm xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng bên cạnh mặt tích cực ấy cũng kéo theo hậu quả khó lường: Sử dụng quá nhiều phân hóa học, vừa lãng phí của cải, làm giảm lợi nhuận cho người sản xuất vừa làm cho môi trường sinh thái ngày thêm bị ô nhiễm. Đặc biệt, do sử dụng quá nhiều loại thuốc sâu, thuốc bệnh làm cho côn trùng, bệnh cây bị nhờn thuốc, mà các loài thiên địch cũng bị giết hại theo. Thuốc sử dụng kém hiệu quả, tốn nhiều chi phí cho sản xuất mà vừa gây hại sức khỏe cho người sử dụng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường mà sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm khó buôn bán trên  thị trường cả trong và ngoài nước.

Hiện nay, cả nước đang sử dụng trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, tính gộp cho 25 loại cây trồng chính với diện tích gieo trồng hàng năm là 13.051.902 ha, người nông dân đã sử dụng trên 12 triệu tấn phân hóa học các loại và 129.094 tấn thuốc hóa học, bình quân mỗi ha chịu 10kg thuốc sâu bệnh/vụ. (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, 2018).

Theo số liệu điều tra gần đây nhất, tại vùng ĐBSCL mỗi vụ, người sản xuất sử dụng từ 8-13 lần phun xịt thuốc cho ruộng lúa. Ở các vùng làm rau số lần sử dụng thuốc còn cao hơn rất nhiều. Khách hàng trên thế giới ngày càng yêu cầu được cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn, truy nguyên được nguồn gốc. Vì vậy, người sản xuất không thể cứ giữ mãi lối canh tác cũ, mà cần phải tuân thủ theo phương thức sản xuất mới: Giảm thiểu liều lượng sử dụng phân bón hóa học và đặc biệt là giảm thiểu hoặc thay thế thuốc hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học sử dụng cho sản xuất. 

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh mà vẫn bảo vệ mùa màng được bội thu. Câu trả lời là có, chỉ cần sử dụng giống tốt được xác nhận, xử lý đất đúng kỹ thuật, làm đất kỹ, gieo trồng đúng thời vụ, đúng khoảng cách và mật độ thích hợp, không lạm dụng phân đạm, quản lý tốt các khâu kỹ thuật liên hoàn thì không những chỉ giảm liều lượng thuốc hóa học mà còn có thể loại bỏ thuốc hóa học ra khỏi đồng ruộng.

Kinh nghiệm trong chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đồng tổ chức thực hiện trong 3 vụ trên 13 tỉnh ở ĐBSCL từ 2016 đến 2018, các hộ tuân thủ đúng theo quy trình hướng dẫn chỉ sử dụng thuốc 2-3 lần/vụ thì năng suất và chất lượng lúa không những cao mà còn tốt hơn nhiều so với các ruộng nông dân phun xịt 8-13 lần/vụ.

Việc giảm liều lượng thuốc sâu như vậy cũng được ghi nhận trên đồng lúa của huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Với diện tích sản xuất 7.396 ha cả lúa và rau, nông dân chỉ sử dụng có 825kg thuốc bệnh, bình quân mỗi ha chỉ có 0,11 kg thuốc bệnh và 0,09 kg thuốc sâu. Nhưng số thuốc này bà con không sử dụng cho đất lúa mà chỉ sử dụng cho đất trồng rau và cây ăn quả (Dương Đình Tường, NNVN 1/8/2018).

tien toi mot nen nong nghiep khong su dung thuoc hoa hoc hinh anh 2

Mô hình canh tác lúa thông minh thích hợp với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu.

Chưa hết, đấy mới chỉ là các địa phương còn dùng thuốc sử dụng cho rau và cây ăn quả. Tác giả bài báo cũng ghi nhận, chính ông trạm trưởng trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) Lương Văn Hoan đã khẳng định rằng ở địa phương Phú Xuyên có nhiều  xã như Quang Trung, Đại Thắng, Vân Tài, Phú Yên đã không sử dụng thuốc BVTV trong nhiều vụ trồng lúa. Bí quyết của nông dân các huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ đã không dùng hay giảm thiểu các loại thuốc hóa học cho ruộng lúa của họ là nhờ áp dụng phương pháp canh tác lúa theo Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Để thực hiện hệ thống biện pháp kỹ thuật này, bà con được huấn luyện có bài bản về lợi, hại và kỹ thuật cần phải thực hiện khá kỹ lưỡng, và khi người nông dân nhận thức được cái lợi thì sẽ quyết tâm thực hiện.

Nhờ vậy, ông Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc HTX NN Phú Văn đã tự hào khẳng định,  từ năm 2010 đến nay cả xã đã không dùng thuốc BVTV trên đồng lúa của họ. Do vậy từ năm 2017, cả HTX không bán được gói thuốc nào cho dân cả. Vậy là, nếu có ý chí và quyết tâm thực hiện, trước hết là giảm thiểu số lần phun xịt không cần thiết theo IPM đã khuyến cáo, dần dần thay thế thuốc hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học, từng bước chung ta giảm thiểu và đi đến cai hẵn nạn nghiện thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng. Bà con nông dân sẽ có sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn theo khách hàng, bán được sản phẩm giá cao, đời sống sẽ trở nên khấm khá.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.662.645 VNĐ / tấn

18.87 UScents / lb

1.26 %

- 0.24

Cacao

COCOA

232.264.504 VNĐ / tấn

9,062.00 USD / mt

2.46 %

- 229.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.965.024 VNĐ / tấn

380.43 UScents / lb

1.53 %

- 5.90

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.312.059 VNĐ / tấn

988.79 UScents / bu

2.25 %

- 22.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.085.981 VNĐ / tấn

286.20 USD / ust

0.63 %

- 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.