Tiếp một nền kinh tế lớn Đông Nam Á công bố tăng trưởng quý 2: Chênh lệch với Việt Nam ra sao?

14/08/2021 07:05
Nguyên nhân các quốc gia như Singapore, Indonesia, Philippines hay Malaysia đều đạt mức tăng trưởng quý 2/2021 ấn tượng, cao hơn hẳn so với Việt Nam là các kết quả này đều dựa trên những mức cơ sở thấp.

Ngày 13/8, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã công bố, quý 2/2021, nền kinh tế quốc gia này đạt mức tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được đánh giá là một sự "an ủi" cho quốc gia Đông Nam Á này khi đang phải đối mặt với tình trạng ca nhiễm Covid-19 gia tăng không ngừng, hạn chế đi lại kéo dài và bất ổn chính trị dai dẳng.

Song đồng thời, ngân hàng đã cắt giảm mạnh mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cả năm xuống 3,0% đến 4,0%, so với mức 6,0% đến 7,5% ban đầu.

Kết quả tăng trưởng quý 2/2021 của Malaysia đã đánh dấu mức tăng trưởng GDP dương đầu tiên kể từ quý 1/2020. Đáng chú ý, quý 2/2020, nền kinh tế nước này ghi nhận sự suy giảm mạnh ở mức 17,1%. Con số tăng trưởng quý 2 lần này cũng đã đánh bại dự báo của giới chuyên gia trước đó, ở mức 14,3%.

Liên quan đến mức tăng trưởng 16,1%, công ty nghiên cứu Ambank (Malaysia) nhận định, đà tăng trưởng vượt bậc này được hỗ trợ bởi sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cao hơn. Sản xuất công nghiệp tăng 25,9% trong quý 2, so với mức 4% trong quý đầu tiên; trong khi xuất khẩu tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. "Nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn".

Nhà nghiên cứu cho hay: "Triển vọng cho nửa cuối năm 2021 sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng, quản lý các ca nhiễm Covid-19, mở cửa trở lại của nền kinh tế, các biện pháp kích thích và sự ổn định trong nước".

Theo dữ liệu Our World in Data, tốc độ tiêm chủng của Malaysia đã tăng lên đáng kể, với khoảng 30% dân số đã tiêm hai liều và khoảng 21% khác đã tiêm một liều.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát vào tháng 2/2020 và Chính phủ áp đặt lệnh kiểm soát di chuyển đầu tiên vào tháng 3, Malaysia chưa bao giờ mở cửa trở lại hoàn toàn. Thung lũng Klang (có trung tâm là thủ đô Kuala Lumpur) - trung tâm kinh tế lớn của nước vẫn bị cấm vận. Điều này đã khiến các doanh nghiệp không thiết yếu không được phép hoạt động. Những hạn chế tiếp tục ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa này.

Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao kể từ khi ban hành lệnh giãn cách lần đầu. Theo số liệu của Cục Thống kê, tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ này là 4,8%, tương đương với khoảng 770.000 người.

Kể từ tháng 3/2020, chính phủ do Muhyiddin Yassin lãnh đạo đã chi gần 530 tỷ ringgit (tương đương 127 tỷ USD) trong các gói kích thích kinh tế khác nhau để giảm bớt tác động của đại dịch. Mặc dù vậy, nỗ lực này thậm chí còn khiến nền kinh tế trở nên ảm đạm hơn.

Tiếp một nền kinh tế lớn Đông Nam Á công bố tăng trưởng quý 2: Chênh lệch với Việt Nam ra sao? - Ảnh 1.

Dữ liệu: Tổng cục Thống kê các quốc gia.

Đầu tuần này, Singapore công bố tăng trưởng 14,7% trong quý 2, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm lên 6 - 7%, từ mức 4 - 6%. Tuy đây là một con số ấn tượng, song theo Nikkei Asia, sở dĩ kết quả tăng cao của Singapore trong quý 2 là dựa trên một mức cơ sở thấp. Quý 2/2020, GDP Singapore tăng trưởng âm 13,3% so với cùng kỳ 2019.

Hai quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia và Philippines cũng vừa công bố tăng trưởng kinh tế quý 2/2021, lần lượt ở mức 7,07% và 11,8%. Đây là quý đầu tiên tăng trưởng trở lại của Indonesia sau 4 quý suy giảm, và cũng là mức tăng trưởng GDP nhanh nhất kể từ quý 4/2004.

Tương tự, Philippines cũng ghi nhận tăng trưởng GDP quý 2 cao đáng kể, đạt 11,8% nhờ mức cơ sở thấp. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý 4/1988. Trong khi đó, GDP quý 2/2021 Việt Nam tăng 6,61% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý 2/2020, nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý 2 các năm 2018 và 2019.

Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, nhóm các nước bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều bị hạ dự báo tăng trưởng chung xuống mức 4,3%. Trong đó, IMF không đưa ra mức dự báo cụ thể cho Việt Nam, mà chỉ hạ báo tăng trưởng kinh tế của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan. Hồi tháng 4, tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay đạt 6,5%, năm 2022 đạt 7,2%.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
10 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.