Trưởng đoàn đám phán Nga Vladimir Medinsky cho biết cuộc đàm phán hoà bình giữa Moscow và Kyiv đã có một số tiến bộ. Nhưng dự thảo thoả thuận chưa sẵn sàng để được đệ trình cho một cuộc họp ở cấp cao nhất.
Ông Medinsky viết trên Telegram hôm 3/4: "Phía Ukraine đã trở nên thực tế hơn trong cách tiếp cận các vấn đề liên quan đến trình trạng trung lập và phi hạt nhân hoá của Ukraine".
Ông nói thêm rằng giữa Moscow và Kyiv cũng có sự thấu hiểu cần thiết để tạo ra một "hệ thống đảm bảo an ninh quốc tế cho một Ukraine trung lập".
Trưởng đoàn đàm phán Nga nói rằng một số điều khác đã được các bên nhất trí trong cuộc đàm phán ở Istanbul tuần trước. Các nhà đàm phán Ukraine đã đồng ý không triển khai quân đội nước ngoài ở Ukraine và căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ, từ bỏ trang bị và sản xuất vũ khí hạt nhân, tuân thủ tập trận với sự đồng thuận của các quốc gia được đảm bảo, bao gồm Nga.
Tuy nhiên, ông Medinsky phản đối trưởng đoàn đàm phán Ukraine David Arakhamia, người trước đó đã tuyên bố Moscow chấp nhận mọi lập trường của Kyiv ngoại trừ vấn đề Crimea.
Ông Medinsky viết: "Tôi phản đối". Ông nhấn mạnh lập trường của Moscow về tình trạng của Crimea và các nước cộng hoà Donetsk và Lugansk vẫn "không thay đổi".
Moscow đang yêu cầu Kyiv chính thức công nhận Crimea là một phần của Nga và các khu vực ly khai ở Donbass là các quốc gia độc lập. Crimea đã bỏ phiếu rời Ukraine và tái gia nhập Nga ngay sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014 ở Kyiv.
Trong cuộc hội đàm gần đây ở Istanbuls, phái đoàn Ukraine hứa sẽ không giành lại cộng đồng ly khai Donbass bằng vũ lực và đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán riêng về tình hình của Crimea trong suốt 15 năm.
Ông Medinsky cũng không bày tỏ sự lạc quan về tính sẵn sàng của dự thảo thoả thuận hoà bình. Ông nhấn mạnh rằng nó chưa phù hợp để được đệ trình lên một cuộc họp cấp cao nhất.
Kyiv đã thúc đẩy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức một cuộc hội đàm trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Moscow không từ chối một cuộc gặp như vậy, nhưng lưu ý rằng nó chỉ nên được tổ chức nếu hai nhà lãnh đạo tiền tới ký kết một thoả thuận thực sự.
Nga đã phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thoả thuận Minsk đã ký năm 2014. Và sau đó Nga công nhận nền độc lập Donetsk và Lugansk.
Hiện Nga đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không gia nhập khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kyiv khẳng định chiến dịch quân sự của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng Ukraine đang có kế hoạch lấy lại hai nước cộng hoà ly khai tự xưng bằng vũ lực.
Theo RT