Tiêu hủy lợn bị bệnh: Thủ tướng yêu cầu đền bù “ít nhất sát với giá thị trường”

04/03/2019 12:28
Phải chống dịch như chống giặc, các cấp - các ngành xắn tay áo vào làm, Trung Quốc đã kiểm soát 90% dịch còn nước ta thì sao?...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói như vậy tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp cấp bách không chế bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn ra sáng ngày 4/3. 

Thủ tướng đặt câu hỏi "Trung Quốc kiểm soát đến hơn 90% dịch bệnh rồi, nước ta thì sao? Tôi đặt câu hỏi này với các Bộ ngành, địa phương. Tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu thực hiện ngay Chỉ thị 04. Tôi đề nghị thế này, giao kinh phí cho địa phương thực hiện việc chống dịch. Các đồng chí lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm vấn đề này".

Trung Quốc là 1 trong 20 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng lề do bệnh dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Dịch bệnh này đã lan rộng ra 27 tỉnh thành của Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam có 14 triệu hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, bởi vậy việc phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.

Tại Việt Nam, dịch đã xảy ra tại 7 tỉnh, thành phố là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dịch lan rộng chưa thực sự hiệu quả.

"Dịch tả lợn châu Phi là bệnh dịch rất nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn. Bởi lẽ, virus gây bệnh lan truyền rất nhanh bằng nhiều con đường, nhiều hình thức và đã xâm nhập vào đàn lợn là tỷ lệ chết rất cao, thậm chí 100%. Trên thế giới chưa tìm ra vacxin phòng, chống. Nếu không khống chế được thì tổn hại về kinh tế sẽ rất lớn.

Ngành chăn nuôi Việt Nam chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Bởi vậy, ngay từ khi Trung Quốc xuất hiện ổ dịch đầu tiên vào tháng 8/2018, ngay sau đó Bộ đã có văn bản báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngay các bộ, ngành, các tỉnh, thành triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với dịch bệnh.

"Tuy nhiên đây là dịch bệnh mới, lan truyền rất nhiều con đường khác nhau, Việt Nam có hơn 1.000km biên giới, hàng chục triệu lượt khách du lịch... nên từ tháng 2/2019 ổ dịch đầu tiên đã xuất hiện ở Hưng Yên và đến nay đã lan ra 7 tỉnh", Bộ trưởng nói.

Tiêu hủy lợn bị bệnh: Thủ tướng yêu cầu đền bù “ít nhất sát với giá thị trường” - Ảnh 1.

Đây là loại bệnh dịch ở lợn rất nguy hiểm.

Tại hội nghị, Thủ tướng cho biết, đặc điểm chăn nuôi lợn ở Việt Nam khác với các nước. Chúng ta có 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, chiếm 49% tổng đàn lợn và trên 10.000 trang trại. Thịt lợn chiếm 70% sản phẩm thịt các loại.

"Một khẩu hiệu đặt ra là chống dịch như chống giặc để chúng ta huy động các cấp, các ngành xắn tay áo, ngăn chặn có hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, hiện đã xâm nhập vào 7 tỉnh của Việt Nam", Thủ tướng nêu rõ. Nếu chúng ta có biện pháp mạnh, ngăn chặn tốt, kịp thời hơn thì dịch không lây lan rộng. Trung Quốc với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đến nay họ đã khống chế dịch được đến 90%. Đây là bài học kinh nghiệm cho chúng ta.

Thủ tướng đặt ra loạt các vấn đề, đó là tại sao dịch lại bùng phát từ 1 tỉnh, 2 tỉnh đến 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng cho dù chúng ta đã chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Nguyên nhân thật sự ở chỗ nào, do khâu nào? Có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không? Giải pháp tới là gì?

Tại sao có hiện tượng thương lái gia tăng số lượng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam, có phải đây là nguyên nhân dịch đi sâu vào các tỉnh phía nam hay không? Thủ tướng cho rằng, cần kiểm soát tốt việc vận chuyển này chứ không phải ngăn chặn hoàn toàn. Câu hỏi nữa đặt ra là quy định mức hỗ trợ và các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì cần đề xuất giải pháp nào?

Một trong những nguyên nhân lớn khiến người dân giấu dịch là do công tác hỗ trợ kéo dài, thủ tục phức tạp, giá hỗ trợ chỉ từ 27.000 - 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Về vấn đề này, Thủ tướng đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn, mà theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy.

"Tôi đã nói tại một hội nghị là phải đền bù cho nông dân với giá cao hơn, ít nhất phải sát với thị trường. Tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp xử lý vấn đề này. Mặt khác, cần công khai minh bạch tài chính, chống tiêu cực, để tránh tình trạng tiêu hủy 5 con lợn thì khai 8 con, không có dịch mà nói có dịch . Bên cạnh đó, cần giám sát thực hiện để bảo đảm đúng đối tượng, chống thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách. Bộ Tài chính kịp thời giúp đỡ các địa phương trong khâu thanh toán", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý.

"Tôi yêu cầu vừa tuyên truyền, vừa yêu cầu người chăn nuôi thực hiện 5 không: không giấu dịch; không mua bán; không giết mổ, mua bán lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý làm cám cho lợn. Sau hội nghị này, các địa phương phải giao ban ngay, quyết liệt không để dịch lây lan", Thủ tướng nói.

Tin mới

Sau 1 năm ra mắt thị trường Lào, Xanh SM đã có gì?
2 giờ trước
Lào là thị trường đầu tiên Xanh SM gia nhập trong chiến lược "go global".
Sàn thương mại điện tử Việt lao dốc doanh số giữa sức nóng mua sắm online
35 phút trước
Trong khi TikTok Shop, Shopee tăng trưởng mạnh về doanh số, Tiki và Sendo lại trượt dốc thấy rõ
“Tuyệt chiêu” giúp lão nông Cà Mau "cãi vợ" nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
47 phút trước
Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo"
1 phút trước
Rất hiếm khi người dùng được chứng kiến tận mắt một thiết bị thử nghiệm của Apple.
Đại lý báo Nissan Almera 2024 ra mắt Việt Nam tháng này: Nâng cấp tiện nghi, có ADAS, thêm màu mới đấu Vios, Accent
30 phút trước
Bản nâng cấp mới của Nissan Almera tại Việt Nam ít thay đổi về ngoại hình nhưng lại có nhiều điểm mới về công nghệ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.111.480 VNĐ / tấn

197.00 JPY / kg

-0.81 %

- -1.60

Đường

SUGAR

12.163.796 VNĐ / tấn

21.82 UScents / lb

-1.71 %

- -0.38

Cacao

COCOA

176.673.282 VNĐ / tấn

6,987.00 USD / mt

-3.30 %

- -243.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

141.466.846 VNĐ / tấn

253.77 UScents / lb

-1.87 %

- -4.84

Đậu nành

SOYBEANS

9.447.101 VNĐ / tấn

1,016.80 UScents / bu

0.12 %

+ 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.255.996 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

-0.77 %

- -2.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

27.187.367 VNĐ / tấn

48.77 UScents / lb

0.93 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng vọt, nguồn cung khan hiếm
43 phút trước
Tại Tiền Giang, các vựa thu mua sầu riêng đồng loạt nâng giá nhưng vẫn khan hiếm hàng. Với mức giá kỷ lục lên tới 195.000 đồng/kg cho sầu riêng Thái và 140.000 đồng/kg cho Ri 6, thương lái buộc phải trả “tiền tươi” để cạnh tranh nguồn cung.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
19 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "hiền như cục đất" mê ăn chuối
22 giờ trước
Mong muốn làm giàu ở quê nhà, anh Trần Quốc Tuấn ở Hà Tĩnh mạnh dạn nuôi con quen thuộc mà khi nhắc tên ai cũng thấy hay, một thời gian sau mang đi bán nhẹ nhàng thu về 500 triệu đồng/năm.
Đây chính là ‘mỏ vàng’ giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu hơn 16 tỷ USD kể từ đầu năm, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã chốt đơn
1 ngày trước
Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đang mạnh tay săn lùng mặt hàng này từ Việt Nam.