Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thành "kỳ lân" mới đối trọng với Lazada và Shopee?

10/02/2020 14:11
Trong khi Shopee và Lazada đã có tập đoàn mẹ chống lưng thì Tiki và Sendo với cơ cấu cổ đông phân mảnh liên tục phải tìm kiếm các vòng gọi vốn để có nguồn tiền duy trì hoạt động khi mà mức độ "đốt" tiền vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo trang DealStreetAsia, 2 trang thương mại điện tử nội địa lớn nhất còn trụ lại trên thị trường là Tiki và Sendo đã có các cuộc đàm phán để thảo luận về việc sáp nhập.

Hiện cả 2 bên Tiki và Sendo đều chưa đưa ra bình luận đối với thông tin trên. Thông thường khi quá trình đàm phán (nếu có) đang diễn ra, các bên liên quan hiếm khi có phát ngôn về những thông tin "rò rì", thậm chí là phủ nhận.

Nếu một phương án sáp nhập được đồng thuận thì dễ thấy đây là sẽ điều tốt cho cả 2 khi bớt đi được 1 đối thủ mạnh đồng thời tạo ra một công ty mới có tiềm lực mạnh mẽ đủ sức đấu với bộ đôi doanh nghiệp ngoại là Lazada và Shopee.

Vấn đề mấu chốt của các trang thương mại điện tử còn trụ lại gần như chỉ xoay quanh vấn đề tiềm lực tài chính khi mà các doanh nghiệp này đều đang lỗ rất lớn và sẽ tiếp tục lỗ thêm rất nhiều nữa để duy trì vị trí của mình bằng không sẽ phải chấp nhận tay trắng rời cuộc chơi.

Với việc chịu lỗ trên mỗi đơn hàng thì hiện tại khi quy mô giao dịch càng tăng lên thì mức lỗ cùng ngày càng nhiều thêm. Giai đoạn 2015-2016, mức lỗ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/năm của Lazada đã gây kinh ngạc trong ngành thì giờ đây cả Lazada và đối thủ nặng ký nhất là Shopee đều đã đẩy mặt bằng lỗ lên đến hơn 2.000 tỷ đồng/năm.

Nếu như năm 2016, mức lỗ của nhóm "Big 4" ngành thương mại điện tử chỉ có 1.700 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã tăng gấp đôi lên 3.400 tỷ và năm 2018 tiếp tục tăng gấp rưỡi lên 5.100 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ.

Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thành kỳ lân mới đối trọng với Lazada và Shopee? - Ảnh 1.

Hiện Lazada được sở hữu toàn bộ bởi Alibaba và Shopee được sở hữu toàn bộ bởi SEA do vậy 2 trang thương mại điện tử này chỉ phải lo vận hành và phát triển thị trường còn vốn hoạt động đã được tập đoàn mẹ lo. Chỉ trong năm 2019, Shopee đã được SEA rót thêm gần 2.500 tỷ đồng. Trong khi đó, Tiki và Sendo liên tục phải tìm kiếm các vòng gọi vốn để có nguồn tiền duy trì hoạt động khi mà mức độ "đốt" tiền vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Với việc liên tục đón nhận thêm cổ đông mới, cơ cấu cổ đông của cả 2 đều đang khá phân mảnh.

Đến cuối tháng 11/2019, Sendo công bố đã huy động được thêm 61 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C. Sau vòng gọi vốn này, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 61,1% vốn điều lệ của Sendo. FPT hiện vẫn là cổ đông lớn nhất bên cạnh các cổ đông lớn nước ngoài gồm SBI, Beenext, Econtext Asia, Daiwa…

Không công bố rộng rãi, Tiki cũng có 2 lần tăng vốn trong năm 2019 vào tháng 6 và tháng 12. Hai cổ đông chính hiện vẫn là VNG (24,6%) và JD.com (21.9%). Các cổ đông đáng kể khác gồm có Ubiquitous Traders Pte Ltd (gần 9%), CyberAgent, STIC, Sumitomo…

Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thành kỳ lân mới đối trọng với Lazada và Shopee? - Ảnh 2.

Shopee được SEA rót gần 2.500 tỷ đồng trong năm 2019

Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thành kỳ lân mới đối trọng với Lazada và Shopee? - Ảnh 3.

Mặc dù vẫn lỗ lớn nhưng giá trị của Sendo hay Tiki đều tăng lên đáng kể qua mỗi vòng gọi vốn. Với việc huy động thêm 61 triệu USD cho 14,6% cổ phần thì định giá của Sendo đã lên đến 400 triệu USD.

Cả 2 trang thương mại điện tử này đều được đánh giá là có tiềm năng trở thành kỳ lân công nghệ (start-up có định giá trên 1 tỷ USD) tiếp theo của Việt Nam sau VNG. Việc sáp nhập nếu được thực hiện có thể ngay lập tức hình thành nên một kỳ lân mới.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.