Tìm giải pháp thúc đẩy lộ trình phát triển lưới điện thông minh ở Việt Nam

Ngày 15/3/2022, tại hội thảo tổng kết chuỗi hoạt động nghiên cứu việc chỉnh sửa Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh, các chuyên gia đã đề xuất một số biện pháp cải thiện 8 chỉ số nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống điện quốc gia.

Ngày 15/3/2022, tại hội thảo tổng kết chuỗi hoạt động nghiên cứu việc chỉnh sửa Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh, các chuyên gia đã đề xuất một số biện pháp cải thiện 8 chỉ số nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống điện quốc gia.

 

Theo đó, 8 chỉ số được nhắc đến bao gồm năng lượng xanh, thị trường năng lượng, giám sát và điều khiển, phân tích dữ liệu, độ tin cậy cung cấp điện, sự hài lòng của khách hàng, an ninh mạng và tích hợp các nguồn năng lượng phân tán.

Hội thảo trực tuyến do Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đồng tổ chức. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) do Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương và Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện và do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ.

Tìm giải pháp thúc đẩy lộ trình phát triển lưới điện thông minh ở Việt Nam
Việt Nam đã phê duyệt chiến lược phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam năm 2012, nhằm nâng cấp hệ thống điện quốc gia. (Nguồn: GIZ)

Với nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam chứng kiến nhu cầu điện tăng mạnh trong những năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, trong tổng sản lượng sản xuất điện cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng là thách thức lớn đối với việc quản lý lưới điện ở Việt Nam, gây nhiều nguy cơ mất cân bằng cung cầu, mặc dù cơ sở hạ tầng phát điện và lưới điện không ngừng được đầu tư.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cấp hệ thống điện quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg vào ngày 8/11/2012, phê duyệt chiến lược phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam (gọi tắt là Lộ trình Lưới điện Thông minh). Lộ trình nhằm cải thiện chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lộ trình cần được cập nhật khi Việt Nam đã và đang chứng kiến ​​sự phát triển nhanh của năng lượng tái tạo và nhiều thay đổi trong chính sách.

Tìm giải pháp thúc đẩy lộ trình phát triển lưới điện thông minh ở Việt Nam
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng sản xuất điện của Việt Nam tăng đáng kể.(Nguồn: GIZ)

Phát biểu khai mạc, ông Markus Bissel - Giám đốc Dự án Lưới điện thông minh cho Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) của GIZ - cho biết: “Tại hội thảo hôm nay, các chuyên gia sẽ đưa các phân tích chuyên sâu, đánh giá toàn diện và đề xuất cụ thể về việc sửa đổi Lộ trình lưới điện thông minh của Việt Nam. Những điều chỉnh phù hợp sẽ góp phần cải thiện hiệu suất của ngành điện quốc gia, giảm gánh nặng đầu tư và khuyến khích nhiều nguồn năng lượng tái tạo được tích hợp hiệu quả vào lưới điện”.

Tìm giải pháp thúc đẩy lộ trình phát triển lưới điện thông minh ở Việt Nam
Các đại biểu, diễn giả tham dự hội thảo trực tuyến. (Nguồn: GIZ)

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia trong nước từ công ty BK-Contech đã trình bày nghiên cứu đánh giá toàn diện sự phát triển của lưới điện thông minh tại Việt Nam và xác định những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đã và đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, các chuyên gia quốc tế đã trình bày kết quả đánh giá tiến độ phát triển lưới thông minh của Việt Nam, dựa trên việc phân tích bộ chỉ số đánh giá tiến độ (SGI) và so sánh với các thông lệ quốc tế ở ​​Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ và Anh. Sau phần đánh giá, các chuyên gia đã đề xuất các khuyến nghị thiết thực cho Việt Nam.

Khi các phần trình bày kết thúc, các đại biểu đã tham gia vào phiên thảo luận chuyên sâu, để từ đó, các nhận xét và góp ý sẽ được các chuyên gia cân nhắc cho việc hoàn thiện nghiên cứu.

Tìm giải pháp thúc đẩy lộ trình phát triển lưới điện thông minh ở Việt Nam
 Các chuyên gia đã đưa ra đánh giá tổng kết bộ chỉ số đánh giá trình độ phát triển lưới điện thông minh tại hội thảo. (Nguồn: GIZ)

Trong phiên thảo luận, ông Dương Mạnh Cường - Cán bộ cao cấp của dự án SGREEE - nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý lưới điện phân phối (DMS) và hệ thống quản lý phân phối điện tiên tiến (ADMS) để kết hợp ứng dụng chuyển đổi lịch vận hành, quản lý an toàn và sa thải phụ tải, cũng như thúc đẩy công tác phối hợp giữa các đơn vị vận hành lưới điện truyền tải (TSO) và vận hành lưới điện phân phối (DSO) để quản lý tắc nghẽn lưới, hỗ trợ điện áp, các dịch vụ cân bằng và phụ trợ.

Ngoài ra, ông Cường cũng cho biết việc triển khai hệ thống đo lường thông minh với các chức năng hữu ích cần được đẩy nhanh để tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai các chương trình khác, chẳng hạn như điều chỉnh phụ tải điện, giám sát, lập lịch và vận hành dựa trên phân tích dữ liệu.

Tổ chức GIZ đã thực hiện dự án SGREEE từ năm 2017. Trong khuôn khổ dự án, “Trung tâm Chia sẻ Kiến thức” (http://smart-grid.vn/) đã được tạo lập. Đây là nền tảng mở tiên phong của Việt Nam để chia sẻ các ý tưởng và giải pháp, sự phát triển và các tài liệu chính thức, kinh nghiệm liên quan đến ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ‘Cộng đồng Lưới điện Thông minh Việt Nam’ https://www.facebook.com/groups/smartgridvn cũng được tạo lập trên Facebook với hơn 850 thành viên, để các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của họ về các giải pháp lưới điện thông minh, các ứng dụng và xu hướng trong nước và trên toàn thế giới.

Thúy Ngà

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
10 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
9 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
8 giờ trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
7 giờ trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
7 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.663.130 VNĐ / thùng

64.68 USD / bbl

0.31 %

- 0.20

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.575.938 VNĐ / thùng

61.29 USD / bbl

0.39 %

- 0.24

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.295.324 VNĐ / m3

3.29 USD / mmbtu

0.92 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.455.572 VNĐ / tấn

95.50 USD / mt

0.69 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nga tuyên bố tài liệu về 'kho báu' có giá trị siêu khủng, dùng trăm năm chưa hết
6 giờ trước
Tài liệu mang tên "Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2050" đã phác thảo phần nào kho tài nguyên siêu khổng lồ từ quốc gia này.
Chuyện lạ chưa từng thấy ở quốc gia 1,4 tỷ dân: Một công nhân mỏ than nâng thiết bị 700 tấn nhẹ như không
10 giờ trước
Những nỗ lực này góp phần định nghĩa lại khái niệm hiệu quả, sự an toàn và tính bền vững.
Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
15 giờ trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
17 giờ trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.