Tín dụng đen càn lướt Tây Nguyên: ​Dân nghèo kiệt quệ

18/08/2018 12:31
Những đầu mối “tín dụng đen” tại các làng xã vùng sâu ở Gia Lai đang “hút máu” đồng bào bằng cách cho họ vay tiền, ứng gạo, phân bón với lãi suất cắt cổ… Khi con nợ cạn khả năng chi trả, lập tức bị chủ nợ lấy mất cả đất lẫn nhà, khiến họ đã nghèo đói lại thêm khổ cực triền miên.

Vay tiền trả bằng nông sản

Thực tế cho thấy: các văn bản do UBND tỉnh Gia Lai ban hành từ trước tới nay nhằm ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen” dường như không mấy hiệu quả. Bởi tệ nạn này tại các địa bàn vùng sâu vẫn đang diễn ra và lan tràn, thậm chí còn sôi động hơn trước.

Đi một vòng quanh buôn Chai (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai), tôi ghé vào gia đình chị Siu H’Min (SN 1980). Sự nghèo đói xuất hiện ngay từ ngoài sân với cảnh cả 6 đứa con của chị H’Min đang phải chia nhau một ổ bánh mì. Gọi là nhà cho “sang” vì bên trong có một gia đình trú ngụ, chứ thực ra đó chỉ là một cái chòi rộng hơn chục mét vuông, phần mái và 4 bên hông được che đậy bởi những miếng tôn thủng đã han gỉ, gá tạm bợ vào mấy chiếc cột nhỏ cong queo. Bên trong cũng không có thứ gì giá trị, ngoài 2 cái xoong và chiếc xe máy cũ trị giá khoảng 1 triệu đồng do một đầu mối “Tín dụng đen” ở cùng địa phương là bà M.C cho mượn tiền mua, chồng chị H’Min phải làm thuê trả nợ.

Tín dụng đen càn lướt Tây Nguyên: ​Dân nghèo kiệt quệ - Ảnh 1.

Gia đình chị Siu H’Min kiệt quệ vì “Tín dụng đen”.

Mỗi lần con cái đau ốm, hay gia đình hết gạo, chị H’Min lại tìm đến nhà bà M.C để ứng tiền. “Mình ứng 300 nghìn đồng, sau này đến vụ, bà M.C sẽ đến lấy 3 bao khoai mì (tức sắn lát) khô. Gần đến lúc thu hoạch bà ấy sẽ ghé nhà, đưa trước cho mình mấy cái bao cỡ lớn để mình đựng khoai mì vào đó. Đúng ngày bà ấy sẽ cho xe đến chở về nhà”- Chị H’Min nói.

Theo lời kể của chị H’Min, em gái của chị là Siu H’Len (SN 1988, buôn Chai) vừa lấy chồng cũng phải vay của bà M.C. 60 triệu đồng, nguy cơ không thể trả nổi. Bà M.C. cảnh báo nếu đến năm 2019 Siu H’Len không thanh toán được khoản nợ trên thì cả 2 sào đất thổ cư và 6 sào đất rẫy của gia đình Siu H’len sẽ bị chủ nợ “thu hồi”. Nhìn những đứa con khóc vì đói, chị H’Min nóng ruột bảo “Tối rồi. Anh cần gì thì hỏi nhanh đi để mình còn đi ứng gạo về nấu cơm. Mình ứng M.C 5 bao rồi, nếu tới năm 2019 mà không trả được sẽ thành 10 bao. Lo lắm”.

Tín dụng đen càn lướt Tây Nguyên: ​Dân nghèo kiệt quệ - Ảnh 2.
Chị Siu H’Máo biết mình bị ép với mức lãi quá cao nhưng vẫn phải vay.

Ở cùng buôn, chị Ksor H’Máo (SN 1995) là lao động chính trong gia đình có 11 người. Chị H’Máo chia sẻ: Mỗi lần hết gạo đều qua nhà M.V cũng là người cùng xã lấy, mỗi bao bị tính 700 nghìn đồng, trong khi đó nếu mua ngoài đại lý, trả tiền luôn thì chỉ có 450 nghìn đồng. Nếu như được ứng 1 triệu đồng sẽ phải trả 10 công làm. Trong khi mỗi công làm thời điểm này được trả 200 nghìn đồng. Biết là mình bị ép, nhưng lúc người nhà bị đau ốm thì cũng phải cắn răng mà vay. “Hiện tại để trang trải cuộc sống, sau khi đi làm về, chồng em ra sông Ba bắt cá để kiếm thêm thức ăn cho gia đình. Không có tiền mua thịt lợn về cho gia đình ăn đâu. Toàn bộ tài sản của 11 người nhà em bây giờ chỉ có 200 trăm nghìn, chính là khoản tiền em vừa đi vay”- Chị H’Máo ngậm ngùi.

Cả làng đi vay nặng lãi

Ông Rơ Ô Loan - Trưởng thôn buôn Chai cho biết: Trong buôn có 204 hộ dân thì 190 hộ đã sa vào bẫy “cung ứng” từ 5 đầu mối “tín dụng đen”. Trong đó, đầu mối lớn nhất là bà L.Th đã hoạt động gần 20 năm.

Theo vị trưởng thôn này, mới đây, có gia đình anh Ksor Plông phải nuôi 6 miệng ăn, do túng thiếu nên vay 20 triệu đồng với lãi suất cao, vì không có khả năng trả nên bà  L.Th. đã lấy 1ha đất của hộ dân này. “Vừa rồi xã gọi bà L.Th. lên nói chuyện, nhắc nhở. Tuy nhiên người này không lên. Tôi đề nghị công an có biện pháp mạnh tay hơn để người dân trong buôn không bị cạn kiệt nguồn sống”- Ông Loan nói, đồng thời cho biết ngay gia đình ông cũng phải vay của bà L.Th. 20 triệu đồng với lãi suất 600 nghìn/tháng.

Báo chí nên vào cuộc

Liên quan việc xác định căn cứ để có thể xử lý hình sự cho vay nặng lãi, Luật sư Tạ Quang Tòng - Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Ðắk Lắk cho biết: Nếu như việc các đầu mối "Tín dụng đen" không để lại bút tích thể hiện thì cần lấy lời khai của nhiều người. Một người chưa đủ tin cậy, nhưng hàng chục người đều khai giống nhau thì đó có thể xem là dữ liệu, căn cứ để khởi tố. Và cơ quan chức năng có thể tính ra mức tiền, ví dụ 1 tạ gạo giá 20 triệu đồng, cuối năm phải trả tới 200 triệu đồng thì rõ ràng là đã vay nặng lãi. Báo chí nên vào cuộc phơi bày thực trạng này, nhằm ngăn chặn những bàn tay bóp cổ người dân. Ðồng bào thiểu số đa số trình độ thấp, trong hoàn cảnh khó khăn nếu có người đưa gạo tiền thì họ nhận thôi. Khi đó họ đâu có hiểu sau này sẽ phải trả bằng một lãi suất khủng khiếp như vậy?


Theo lời kể của chị H’Min, em gái của chị là Siu H’Len (SN 1988, buôn Chai) vừa lấy chồng cũng phải vay của bà M.C. 60 triệu đồng, nguy cơ không thể trả nổi. Bà M.C. cảnh báo nếu đến năm 2019 Siu H’Len không thanh toán được khoản nợ trên thì cả 2 sào đất thổ cư và 6 sào đất rẫy của gia đình Siu H’len sẽ bị chủ nợ “thu hồi”. Nhìn những đứa con khóc vì đói, chị H’Min nóng ruột bảo “Tối rồi. Anh cần gì thì hỏi nhanh đi để mình còn đi ứng gạo về nấu cơm. Mình ứng M.C 5 bao rồi, nếu tới năm 2019 mà không trả được sẽ thành 10 bao. Lo lắm”.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
32 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
19 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
44 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
36 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.