Tín dụng tiêu dùng: Thời điểm định vị lại thị trườngicon

Sau nhiều năm phát triển với nhiều thách thức, đây là thời điểm để tài chính tiêu dùng (TCTD) định vị lại khi có những nhân tố thuận lợi: sự tham gia của các tập đoàn quốc tế; số hoá và chuẩn hóa các nền tảng dịch vụ.

Sau nhiều năm phát triển với nhiều thách thức, đây là thời điểm để tài chính tiêu dùng (TCTD) định vị lại khi có những nhân tố thuận lợi: sự tham gia của các tập đoàn quốc tế; số hoá và chuẩn hóa các nền tảng dịch vụ.

 

Sự tham gia của các ‘ông lớn’ TCTD

Ngày 28/10, VPBank vừa hoàn tất bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Công ty tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF). SMBCCF là công ty con thuộc Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (SMBC) - một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, hoạt động trên 40 quốc gia toàn cầu.

Một thương vụ M&A khác là SHB cũng bán 100% vốn điều lệ của SHB Finance cho đối tác là Krungsri của Thái Lan. Krungsri là thành viên thuộc Tập đoàn MUFG - Nhật Bản nắm giữ 76,88% vốn. 

Việc bán gần một nửa vốn điều lệ tại FE Credit sẽ mang lại cho VPbank một lượng tài chính lớn để đầu tư phát triển. Tuy nhiên, dưới con mắt của các chuyên gia tài chính, điều đáng giá không chỉ ở lượng vốn lớn thu về mà còn là sự xuất hiện của SMBCCF - ông lớn TCTD quốc tế trên thị trường Việt Nam.

Một chuyên gia phân tích, một tập đoàn hàng đầu thế giới chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược sẽ là sự khẳng định quan trọng về cơ hội và tiềm năng phát triển dịch vụ này. Điều này cho thấy, TCTD non trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển về chất quan trọng. Khi quyết định rót vốn, các tập đoàn hàng đầu thế giới đặt niềm tin và kỳ vọng lớn vào Việt Nam, và ngược lại, tiềm năng và kinh nghiệm của tập đoàn ngoại là nhân tố thúc đẩy thị trường chuyên nghiệp và minh bạch hơn.

Đại diện SMBC đánh giá, ý nghĩa sự kiện này sẽ củng cố vị thế mảng tín dụng tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ không chỉ có ý nghĩa cho FE Credit mà cho toàn thị trường Việt Nam.

Tín dụng tiêu dùng: Thời điểm định vị lại thị trường

FE Credit hiện nắm giữ khoảng 50% thị phần TCTD Việt Nam, phục vụ hơn 12 triệu khách hàng. Sự xuất hiện đối tác chiến lược hàng đầu thế giới có kinh nghiệm quản trị điều hành và phát triển thị trường mới sẽ giúp DN tăng thêm nguồn lực để bứt phá, phục vụ khách hàng tốt hơn, mở rộng dịch vụ đến với những đối tượng đang có nhu cầu tài chính nhưng khó khăn tiếp cận được tài chính chính thức

Tiết lộ khoản đầu tư vào FE Credit là thương vụ lớn nhất vào Việt Nam từ trước đến nay, ông Jun Ohta - Tổng Giám đốc Tập đoàn SMBC khẳng định, Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm. Thương vụ này không chỉ giới hạn ở kỳ vọng tăng trưởng của FE Credit, mà còn là minh chứng cho niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam. 

Trong khi đó, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPbank kỳ vọng, kinh nghiệm của Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC tại Nhật Bản cũng như tại các nước đang phát triển trong khu vực châu Á sẽ là những đóng góp giá trị cho việc hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững, chinh phục những tầm cao mới trên thị trường TCTD Việt Nam.

Một chuyên gia tài chính cho rằng, thực tế, các DN trong nước cũng đã nhận thấy phải thay đổi và và chính sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài bằng những khoản đầu tư chiến lược đi cùng là năng lực quản trị sẽ góp phần định vị lại TCTD ở Việt Nam.

TCTD Việt Nam là 1 thị trường hấp dẫn có “dư địa” lớn với gần 100 triệu dân, tỷ lệ tuổi trẻ lớn và đang tiến vào nhóm nước thu nhập trung bình cao nên nhu cầu mua sắm và tiêu dùng không ngừng tăng lên.

Trong những năm qua, dư nợ TCTD đều tăng cao 20% mỗi năm và hiện ở mức 20% tổng dư nợ nền kinh tế trong khi con số đó trên thế giới là 40%. Hiện mới có khoảng 20% dân số tiếp cận được TCTD nên dư địa cho TCTD của Việt Nam còn lớn với hàng triệu tỷ đồng.

Nhu cầu lớn chưa được đáp ứng nên số người dân chưa tiếp cận được đầy đủ với dịch vụ tài chính chính thức chiếm tỷ lệ cao. Đây là “mảnh đất” cho các loại tín dụng không chính thức. Thị phần còn lớn và người dân sẽ “rộng đường” tiếp cận tài chính tiêu dùng hơn khi các công ty tín dụng tiêu dùng được nâng cấp cả về năng lực tài chính và quản trị điều hành khi có sự xuất hiện của các ông lớn nước ngoài thông qua các vụ M&A. 

Số hoá và chuẩn hoá

Hiệp hội Ngân hàng vừa công bố tỷ lệ nợ xấu nhóm các công ty TCTD tăng vọt từ 6% lên mức 10% trong 9 tháng đầu năm 2021, với nguyên nhân chính là ảnh hưởng từ đợt đại dịch Covid-19.

Theo đại diện FE Credit, đây là điều đã lường trước và liên quan đến những đặc thù hoạt động của TCTD với các khoản vay tín chấp nhỏ và đa số đang giao dịch trực tiếp có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay nhất là biến động như thời gian qua. Trong khi, do dịch bệnh nên việc giao tiếp với khách hàng bị đứt gãy ảnh hưởng doanh thu cũng như việc thu phí dịch vụ, thu nợ và xử lý nợ xấu; ở chiều ngược lại nhiều công ty tài chính hạn chế tăng trưởng tín dụng, thậm chí tăng trưởng âm. 

Tình huống này gây ra khó khăn trước mắt cho các công ty TCTD cũng là sức ép thúc đẩy số hoá để đảm bảo việc thông suốt cho vay và quản lý trong các điều kiện biến động, cũng như mở thêm kênh thuận lợi hơn cho người có nhu cầu tiếp cận dịch vụ.

Các chuyên gia tin rằng, số hoá là yếu tố sẽ quyết định sự thành công trong việc phát triển khách hàng và quản lý khoản vay của TCTD. Thực tế, các DN đang đầu tư lớn cho chuyển đổi số. Mỗi DN có một cách ứng dụng công nghệ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bị giới hạn tiếp xúc thì sự tham gia của công nghệ càng trở nên cần thiết.

Và với đặc thù khoản vay nhỏ, đa dạng thì cách nhanh nhất để tiếp cận và hỗ trợ khách hàng là công nghệ. Không chỉ số hóa quy trình tư vấn và ký hợp đồng, nhiều công ty tài chính còn ứng dụng chuyển đổi số để đổi mới hệ thống và phương thức chăm sóc khách hàng. 

Tín dụng tiêu dùng: Thời điểm định vị lại thị trường

Ông Kalidas Ghose - Tổng Giám đốc FE Credit cho rằng, TCTD là phân khúc đại chúng, chiếm khoảng 60% dân số tại Việt Nam. Đây cũng là phân khúc đóng vai trò chủ chốt vào sự chuyển đổi số. Họ muốn được tiếp cận những dịch vụ tài chính nhanh nhất, dễ nhất bằng những công nghệ tiên tiến và linh hoạt.

“Đó chính là lý do khoảng vài năm trước đây DN đã xây dựng được một nền tảng số hóa cho vay, sử dụng lõi kỹ thuật số hiện đại và tiên tiến nhằm cung cấp những dịch vụ xuyên suốt và nhanh nhất có thể cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, sự hợp tác với các tập đoàn quốc tế có kinh nghiệm sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình này để phục vụ khách hàng chỉ trong một thiết bị cầm tay”, ông Kalidas Ghose nói.

Tin rằng, đầu tư vào công nghệ chính là lời giải bài toán tối ưu hóa mô hình vận hành cũng như quản trị rủi ro của TCTD. TS. Cấn Văn Lực cho rằng, với sự số hoá mạnh mẽ, các công ty tài chính đang cung cấp nhiều sản phẩm mới cho thị trường, Chính phủ cần tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy sản phẩm tài chính gắn với công nghệ. Đồng thời cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các giao dịch điện tử có khả năng số hóa 100%.

Bởi vì, ứng dụng công nghệ mới sẽ nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, chưa có lịch sử tín dụng - nhóm khách hàng dưới chuẩn thường bị từ chối bởi các ngân hàng. Đồng thời, gia tăng sự hiểu biết, kiến thức về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính thuận lợi cho cuộc sống.

Tuy nhiên, để số hoá thành công dịch vụ bên cạnh các yếu tố về công nghệ thì nền tảng quan trọng không thể thiếu chính là sự đầy đủ và minh bạch về thông tin tín dụng và hướng tới công bố điểm tín dụng cá nhân cho khách hàng trên cơ sở cập nhật, minh bạch về dữ liệu thể hiện hành vi thanh toán chi phí tiêu dùng của khách hàng như: thông tin BHXH, thông tin nộp thuế TNCN, thông tin thanh toán/nợ hóa đơn… vì các thông tin này hữu dụng cho tổ chức TCTD bảo đảm hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân hiệu quả và an toàn.

Thế Định

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
3 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
18 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
29 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
29 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
22 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.