Tín dụng xanh tăng trưởng đến 350% nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng vì 'vướng'

25/07/2024 16:50
Lãnh đạo ngân hàng thương mại đề xuất, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành danh mục tín dụng xanh, tiêu chí xanh. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, ngân hàng triển khai ESG.

Ngày 25 /7, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm "Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng".

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Hoàng Thanh Nhàn – Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, xã hội và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống người dân.

Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỷ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP.

Vì vậy, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đến năm 2050 sẽ đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thực hành ESG là một yêu cầu bắt buộc.

"Với vai trò trung gian tài chính, cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam áp dụng ESG vào hoạt động thực tiễn để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Đây được xem là giải pháp mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế", bà Nhàn cho hay.

Nhận thức tầm quan trọng của việc triển khai ESG trong hoạt động ngân hàng, thời gian qua NHNN đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh, hoạt động tín dụng xanh và phát triển bền vững. NHNN cũng đã phối hợp với IFC xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế có rủi ro môi trường và xã hội cao nhất...

Đối với ngân hàng, việc thực hành các tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích nâng cao uy tín, mở rộng thị phần; tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, giảm chi phí vận hành do tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu; giảm áp lực pháp lý, thu hút được nguồn vốn ưu đãi từ tổ chức quốc tế, nâng cao hiệu quả đầu tư…

Theo thống kê của NHNN, có 80%-90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động. Có tới gần 50% các ngân hàng thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho vay vốn tín dụng bảo vệ môi trường. Một số ngân hàng cũng đã ban hành "Khung tín dụng xanh", "Khung khoản vay bền vững" nhằm đưa ra quy trình sử dụng và quản lí nguồn vốn vay dành cho dự án thuộc các lĩnh vực xanh, giảm phát thải. Không ít TCTD đã công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững.

TS Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, hàng năm Viện Chiến lược Ngân hàng đều thực hiện kiểm tra các tổ chức tín dụng về tiến độ triển khai ESG. Ông thừa nhận, các tiêu chí, bộ tiêu chuẩn để áp dụng ESG "rất khủng khiếp", bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều tiêu chí, nhiều con số tính toán.

"Theo tôi được biết, hầu hết các ngân hàng không tự triển khai ESG, thay vào đó các ngân hàng sẽ thuê các nhà tư vấn (thường là big 4 kiểm toán) thực hiện khảo sát và hỗ trợ ngân hàng đưa ra được lộ trình cũng như tư vấn rất cụ thể các tiêu chí. Có những ngân hàng, riêng gói tư vấn lên tới hàng triệu USD", ông Tú cho hay.

Ngoài nhóm ngân hàng đã triển khai ESG (nhóm tổ chức đã thuê tư vấn vào xây dựng các quy trình, quy định hoặc đã ký hợp đồng ký với nhà tư vấn đề triển khai ESG), nhóm thứ 2 là nhóm các ngân hàng hiện đang chuẩn bị các kế hoạch triển khai ESG như Agribank.

Ba là, nhóm ngân hàng nước ngoài, theo ông Tú, nhóm ngân hàng này thường theo quy định của các ngân hàng mẹ.

Tuy nhiên, ông Tú cũng lưu ý, hiện nay kể cả các ngân hàng tiên phong nhất về ESG mới trong giai đoạn triển khai, do đó việc bắt kịp ESG là lộ trình khá thách thức.

Chia sẻ tại tọa đàm về kết quả cấp tín dụng xanh, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tính đến 31/3/2024 đã có 47 tổ chức tín dụng báo cáo phát sinh dư nợ tín dụng xanh đạt gần 640.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế. 34 tổ chức tín dụng báo cáo đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội với dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường xã hội đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng dư nợ nền kinh tế.

Số dự án/khách hàng đã cấp tín dụng được thực hiện quản lý rủi ro môi trường đạt 110.371 dự án/khách hàng. Dư nợ được quản lý rủi ro về môi trường đạt 991.378 tỷ đồng.

Về phía ngân hàng thương mại, TS Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trường đào tạo cán bộ, Phó trưởng ban chỉ đạo ESG Agribank cho biết, tín dụng xanh tại Agribank đã có mức tăng trưởng tới 350% so với năm 2018. Tuy nhiên, thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng không được như mong muốn bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, tiêu chí cho vay xanh và danh mục xanh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường chưa được ban hành. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khách hàng "xanh" cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

"Agribank dành gói 50.000 tỷ đồng từ 2017 đến nay với lãi suất giảm 0,5% - 1,5%, nhưng dư nợ không cao vì chuyển đổi xanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn", bà Hà nói.

Do đó, Agribank đề xuất Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành danh mục tín dụng xanh, tiêu chí xanh để doanh nghiệp và bản thân ngân hàng dễ dàng lựa chọn các dự án cũng như các doanh nghiệp chuyển đổi xanh.

Hai là, cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, ngân hàng triển khai ESG. Cũng theo bà Hà, nguồn vốn hiện nay cho vay xanh của ngân hàng là nguồn vốn thương mại thông thường, huy động từ dân cư và không có nguồn vốn tài trợ nào từ các tổ chức quốc tế hay Chính phủ để cho vay hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đây cũng là khó khăn đối với các tổ chức cho vay.

Tin mới

[Trên Ghế 11] Nhồi bộ golf, 4 vali, xe đạp gấp và nhiều người lớn vào VinFast VF 3 và kết quả…
1 phút trước
Chuyên gia Lê Hùng đến từ Autodaily cùng host Đăng Việt đã có màn thử chất đồ lên cốp xe VinFast VF 3 và cho một kết quả bất ngờ.
Sức mua ô tô tăng sau khi giảm lệ phí trước bạ
12 phút trước
Trong thời gian trì hoãn giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thị trường ô tô rơi vào tình trạng ảm đạm, nhiều khách hàng có tâm lý chờ đợi.
Làm điều "dại dột" với Ronaldo, YouTuber số một thế giới bị hàng triệu người bỏ theo dõi
20 phút trước
Bẳng lời đáp trả có phần hạ thấp Ronaldo, YouTuber số một thế giới MrBeast đã phải trả giá đắt.
Không phải gạo, Ấn Độ cấm xuất khẩu loại hàng hoá quan trọng năm thứ 2 liên tiếp, nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
29 phút trước
Đây cũng là mặt hàng Việt Nam có sản lượng hơn 1 triệu tấn trong năm 2024.
VinFast VF8 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp gia nhập một thị trường lạ, nơi Tesla đang chiếm lĩnh thị phần
36 phút trước
VF8 sẽ là mẫu xe đầu tiên của VinFast ra mắt tại Puerto Rico.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 7/9: Tỷ giá "chợ đen" và ngân hàng đồng loạt "rơi tự do"
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 7/9: Trong nước, chỉ sau hai phiên, giá USD tại nhiều ngân hàng đã giảm tới gần 300 đồng, giá bán rời xa mốc 25.000 VND/USD. Cùng xu hướng với kênh ngân hàng, giá USD trên thị trường tự do cũng giảm mạnh.
Mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước như thế nào từ tháng 12/2024?
1 ngày trước
Từ ngày 1/12/2024 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10 ban hành ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Thu giữ hàng loạt siêu xe trong đường dây đánh bạc hơn 250 tỷ đồng
1 ngày trước
Đường dây đánh bạc xuyên quốc gia quy mô hơn 250 tỷ đồng vừa bị cơ quan chức năng triệt phá.
Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt: Grab lần đầu tiên báo lãi, Xanh SM non trẻ nhưng ngay lập tức chiếm lĩnh thị phần
1 ngày trước
Cuộc chạy đua công nghệ giữa các thế lực như Xanh SM, Be và Grab đang tới hồi gay cấn.