Hai giống lúa này đã được chọn tạo và đưa vào khảo nghiệm từ năm 2011, được Bộ NNPTNT công nhận vào năm 2017 và cho phép sản xuất thử tại các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
Viện Lúa ĐBSCL chuyển giao độc quyền 2 giống lúa mới cho Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, hai giống lúa này có thời gian sinh trưởng trưởng ngắn (90 – 100 ngày), chịu độ mặn 3 – 4 phần ngàn. Các giống mới này sẽ thay dần các giống kém chất lượng và phù hợp để sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Giống lúa có khả năng chống chịu dịch hại và có chất lượng cao luôn là mong ước từ nhà khoa học tới nông dân.
Việc tiếp tục hợp tác và chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp chứng tỏ sản phẩm nghiên cứu của Viện được thị trường chấp nhập. “Giống mới giúp chuỗi sản xuất sẽ được rút ngắn để giải quyết vấn đề thu thập của nông dân và thương hiệu gạo. Viện tiếp tục nghiên cứu các giống siêu nguyên chủng để đưa ra thị trường thông qua doanh nghiệp”, ông Thạch nói.
Ông Huỳnh Văn Thòn, TGĐ Tập đoàn Lộc Trời cho biết việc gia tăng thu nhập cho nông dân thường bị giới hạn bởi nhiều yếu tố. Giống lúa luôn là yếu tố quan trọng chuỗi sản xuất và đây cũng không phải lần đầu tiên tập đoàn này nhận lại quyền sử dụng giống lúa từ Viện.
Giống mới giúp chuỗi sản xuất sẽ được rút ngắn để giải quyết vấn đề thu thập của nông dân và thương hiệu gạo.
Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. “Việc hợp tác chặt chẽ về bản quyền giữa một cơ quan nghiên cứu đầu ngành với một doanh nghiệp nông nghiệp sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu lúa giống chất lượng cao của bà con nông dân; đồng thời nâng cao và trân trọng thành quả các nhà khoa học", ông Thòn nhấn mạnh.
Việc hợp tác bản quyền giữa cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp giúp đáp ứng nhu cầu lúa giống chất lượng cao của nông dân; đồng thời trân trọng thành quả các nhà khoa học.
Chi sẻ tại buổi lễ, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đánh giá việc phát triển lúa có khả năng chống chịu dịch hại và có chất lượng cao luôn là mong ước từ nhà khoa học tới nông dân. Hiện ĐBSCL có bộ giống phong phú, hầu hết đều do Viện Lúa lai tạo, nhân rộng, phổ biến để đảm bảo an ninh lương thực và tiến tới xuất khẩu.
Các giống lúa được nông dân sử dụng phổ biến trong thời gian qua vừa giúp các nhà khoa học có kinh phí, động lực nghiên cứu, vừa giúp các doanh nghiệp chủ động độc quyền phổ biến giống lúa. Trong điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp, mong rằng các nhà khoa học tiếp tục lai tạo thêm các giống tốt thích nghi tốt hơn nữa. |