Tình hình hiện nay có thể biến Nga và Trung Quốc trở thành "bạn thân" được hay không?

21/10/2019 12:36
Thành ngữ xa xưa "kẻ thù của kẻ thù chính là bạn" có thể được áp dụng khi nói đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga với Mỹ hiện nay.

Nga và Trung Quốc dường như đang gia tăng mối quan hệ về kinh tế, chính trị và quân sự, đặt trong quan hệ nghèo nàn của cả hai quốc gia này với các nước phương Tây. Tuy nhiên hiện nay mối quan hệ này mang nhiều sắc thái hơn so với lần đầu tiên hình thành, bởi những điểm mạnh và điểm yếu ở cả hai bên lúc này.

Trong khi quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau mỗi lần áp thuế trị giá hàng tỷ USD lên nhau, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga lại đang nở rộ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí còn gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "bạn thân" trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga vào mùa hè năm nay.

Ông Tập cũng hứa với ông Putin rằng Trung Quốc "sẵn sàng song hành cùng ông" và hai nhà lãnh đạo đã ký các tuyên bố cam kết "phát triển hợp tác chiến lược và hợp tác toàn diện" giữa các quốc gia và "tăng cường ổn định chiến lược (bao gồm) các mối quan tâm chung về các vấn đề quốc tế, cũng như các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu."

Quan hệ kinh tế

Tăng cường quan hệ kinh tế là một phần trọng tâm trong quan hệ Trung - Nga. Tuần trước, các hãng thông tấn Nga và Trung Quốc cho biết hai nước dự định tăng gấp đôi thương mại trong 5 năm tới, lên 200 tỷ USD vào năm 2024 - tăng từ trị giá 107 tỷ USD thương mại năm 2018 - bằng cách thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và nông nghiệp.

Mặc dù tuyên bố sẽ tăng thương mại song phương, song mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc không phải là một "cuộc hôn nhân" bình đẳng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến nền kinh tế Nga sẽ tăng 1,2% trong năm 2019, trong khi đó, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 6,3%.

Không có gì ngạc nhiên khi Nga coi Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng tiềm năng vào thời điểm thương mại với các quốc gia phương Tây bị hạn chế rất nhiều. Nga vẫn phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế đối với việc sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014, cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ vào năm 2016 và đầu độc một cựu điệp viên hai mang ở Anh.

Do đó, hoàn toàn hợp lý khi Nga tìm kiếm một đối tác kinh tế - và địa chính trị - và đồng minh với phương Đông.

Cailin Birch, nhà kinh tế toàn cầu tại EIU, nói với CNBC hôm thứ Năm, cam kết tăng cường thương mại của họ diễn ra trong bối cảnh "sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc".

Rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc quan hệ vốn đã không tốt, nên sẽ hợp lý hơn nhiều khi Nga tìm cách xây dựng mối quan hệ với thị trường mới nổi khổng lồ này - mà sẽ còn là nguồn tăng trưởng bền vững, theo cách mà Mỹ sẽ không thể nào trở thành được. Quan trọng hơn, Nga và Trung Quốc không có những xung đột chính trị giống nhau, và điều đó mang lại nhiều cơ hội hơn cho thị trường Nga, cho các sản phẩm năng lượng của Nga và phát triển mối quan hệ kinh tế của họ.

Đối với Trung Quốc, một đối tác như Nga sẽ "làm cho Mỹ suy yếu hơn, và điều này mang lại lợi ích rất lớn", cô nói thêm.

Nga có một thứ mà Trung Quốc cần rất nhiều - năng lượng. Nga là một trong ba nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới.

"Trung Quốc là nguồn tiêu thụ năng lượng mới, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch, và việc Trung Quốc có một đối tác mạnh mẽ đang tăng cường sản xuất dầu thô, chế tạo LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và vận chuyển khắp thế giới, cũng sẽ mang lại lợi ích cho chính quốc gia này, "Birch nói.

Tập trận giữa Nga và Trung Quốc

An ninh và quốc phòng là một lĩnh vực khác mà Nga và Trung Quốc dường như đã tìm cách xây dựng mối quan hệ, và các chuyên gia đồng ý rằng Nga có nhiều kinh nghiệm quân sự thực chiến hơn Trung Quốc. Mới tuần trước, "Quân đội giải phóng nhân dân" của Trung Quốc là một trong bảy lực lượng nước ngoài (bao gồm Ấn Độ và Pakistan) được mời tham gia cuộc tập trận quân sự khổng lồ "Tsentr 2019" của Nga.

Đây là năm thứ hai Trung Quốc tham gia, và sự tham gia liên tục được coi là có ý nghĩa đặc biệt, theo các chuyên gia như Richard Weitz, giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị - Quân sự tại Học viện Hudson.

"Cộng đồng an ninh quốc gia Trung Quốc và Nga chia sẻ các mục tiêu chung mà có thể được thúc đẩy thông qua hợp tác hơn nữa, như an ninh biên giới, phát triển công nghệ quân sự và chống khủng bố", ông nói với CNBC hôm thứ Hai.

Họ cũng nhận thấy các mối đe dọa từ các vị trí và chính sách của Mỹ và đồng minh mà họ có thể hợp tác để ngăn chặn, như phòng thủ tên lửa của Mỹ và sự can thiệp của quân đội phương Tây vào các khu vực "nóng". Họ còn nhìn ra cơ hội mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các nguồn chi của Mỹ, bao gồm việc làm suy yếu Liên minh song phương và đa phương của Mỹ.

Kẻ thù tốt nhất?

Thành ngữ xa xưa "kẻ thù của kẻ thù chính là bạn" có thể được áp dụng khi nói đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga với Mỹ hiện nay. Quan hệ Trung - Mỹ hiện tại đang căng thẳng hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ, được cho là do tranh chấp thương mại chưa được giải quyết.

Đối với Trung Quốc, quyết định của Chủ tịch Trump áp đặt hàng tỷ USD thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và tiềm năng đất nước này.

Trong bối cảnh đó, thúc đẩy thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga có thể mở một cánh cửa mới đối với tăng trưởng cho cả Moscow và Bắc Kinh.

"Ngày càng nhiều người đồng tình rằng sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là một sự ràng buộc về quyền lực, mà người dẫn dắt là Trung Quốc chứ không phải Nga, nhưng trong mối quan hệ này cả hai bên đều thể hiện được sức mạnh riêng của mình, và tôi nghĩ rằng Mỹ đang bắt đầu lo lắng về điều đó", bà Birch cho biết.

Bà nói thêm rằng, dựa trên quy mô thị trường và triển vọng tăng trưởng, Nga vẫn còn là một đối tác non trẻ, nên rõ ràng Nga sẽ bị ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Quan hệ Trung Quốc - Nga: Liệu có phải là một mối đe dọa?

Các chuyên gia nói rằng yếu tố quy mô đã ủng hộ Trung Quốc trở thành đối tác chiếm ưu thế hơn trong mối quan hệ Trung - Nga, biến sự ganh đua trở thành động lực và có thể là rào cản hợp tác ở mức độ kinh tế và an ninh.

"Có vẻ như họ đang hợp tác, có vẻ như đó là tất cả mọi thứ đều tốt đẹp trong quan hệ Nga - Trung Quốc về quân sự - nhưng không đơn giản như vậy", Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu của Chương trình Russia and Eurasia tại Chatham House, cho biết.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trước các cuộc tập trận quân sự liên quan đến Trung Quốc, Boulegue nói thông điệp của Nga gửi tới Trung Quốc liên quan đến việc tập trận tuần trước là: "không phải là về hợp tác". Thông điệp mà Nga đang gửi sang Trung Quốc thực sự là hoàn toàn ngược lại nếu hiểu ý nghĩa sâu xa đằng sau nó.

"Đó là về kết hợp lợi ích của Trung Quốc ở khu vực, bởi Trung Á hiện nay không còn chỉ bị ảnh hưởng trên phương diện kinh tế, mà còn chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên khía cạnh quân đội và an ninh khu vực."

Raffaello Pantucci, Giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại United Services Institute Hoàng gia (RUSI), cũng cho biết mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc chủ yếu là một "sự thực dụng" một và việc liên minh của họ không nên bị cường điệu bởi các nhà phân tích.

"Trung Quốc - Nga đang nghĩ gì, Nga-Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Bản thân mỗi quốc gia đều có những lợi ích rất khác nhau và nguy cơ là chúng ta quá phóng đại liên minh chiến lược này. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất," ông chia sẻ với CNBC thứ hai

Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ theo dõi liên minh Trung - Nga, đặc biệt là về quốc phòng, và cực kỳ cẩn thận khi phá vỡ hiệp ước vũ khí hạt nhân lâu đời của mình với Nga. Liên minh quân đội giữa Nga và Trung Quốc đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây "và có vẻ sẽ tăng cường trên khía cạnh quan trọng trong những năm tới, bao gồm hợp tác an ninh khu vực, bán vũ khí, tập trận quân sự và đối thoại quốc phòng."

"Hợp tác an ninh Trung - Nga tạo ra một thách thức đối với lợi ích của Mỹ, bao gồm đối với an ninh khu vực, biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, và tự do quân sự của Mỹ trong hành động và truy cập. Những thách thức này sẽ ngày càng rõ rệt nếu Trung Quốc và Nga trở thành một liên minh quốc phòng chính thức. "

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.