Tình hình vận tải trong đợt dịch lần 4: Doanh nghiệp hàng không liên tục báo lỗ, máy bay 'đắp chiếu', đường bộ và đường sắt 'cầm cự'

13/08/2021 06:51
Tất cả các ngành đường đều gặp khó khăn, nhưng hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay "đắp chiếu", hành khách vắng bóng, cảng hàng không ngưng trệ...

Tình hình vận tải trước đợt dịch lần thứ 4

Năm 2019, Việt Nam ghi nhận hoạt động vận tải hành khách với những kết quả khá tích cực với 4.776,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,3% so với năm trước. Đáng chú ý, kết quả hoạt động tích cực diễn ra ở hầu hết các ngành đường.

Trong đó, vận tải hành khách đường bộ năm 2019 tăng 10,6% về số lượt hành khách vận chuyển và tăng 10,2% về số lượt hành khách luân chuyển so với năm trước. Đường thủy tăng 25% và tăng 36,2%. Hàng không tăng 12,2% và tăng 14,1%. Riêng đường sắt giảm 7,4% và giảm 10,9%.

Song, đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020 đã khiến hoạt động vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những quy định về giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nặng nề đến vận tải hành khách. Tháng 4 năm ngoái, lượng hành khách vận chuyển giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vận tải trong nước giảm 27,4%, vận tải ngoài nước giảm 52,4%.

Sau đó, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt, nên hoạt động vận tải hành khách trong nước được duy trì khá ổn định. Nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sụt giảm nhiều so với năm trước.

Tình hình vận tải trong đợt dịch lần 4: Doanh nghiệp hàng không liên tục báo lỗ, máy bay đắp chiếu, đường bộ và đường sắt cầm cự - Ảnh 1.

Vận tải hành khách năm 2020 sơ bộ đạt 3.712 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 22,3% so với năm trước. Xét theo ngành vận tải, vận chuyển hành khách đường bộ giảm 22,4%; đường thủy giảm 16,5%; hàng không giảm 41,3%; đường sắt giảm 54%. Các doanh nghiệp vận tải cố gắng cầm cự, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với hy vọng dịch bệnh sớm được khống chế trong năm 2021.

Trong đợt dịch lần thứ 4: Doanh nghiệp hàng không lỗ lớn...

Mặc dù vậy, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra từ cuối tháng 4/2021 với tốc độ lây lan nhanh chóng tại các tỉnh miền Nam khiến cho hoạt động vận tải hành khách lại càng thêm điêu đứng. Tính chung 7 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 1.917,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 26,9%). Trong đó vận tải trong nước giảm 9,5%; vận tải ngoài nước giảm 96,4%.

Đáng chú ý, tất cả các ngành đường đều gặp khó khăn, nhưng hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay "đắp chiếu", hành khách vắng bóng, cảng hàng không ngưng trệ, các hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ...

Trong 7 tháng năm 2021, vận tải hành khách đường hàng không chỉ đạt 13,7 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 57,7 so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển đạt 12,3 tỷ lượt khách.km, giảm 46,6% và giảm 72,5%.

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự báo quý I/2021 lỗ khoảng 4.800 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2021 số lỗ có thể lên tới 10.000 tỷ đồng. Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways dù đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản trong năm 2020. Tuy nhiên, dự báo hoạt động của 2 hãng bay tư nhân này tiếp tục khó khăn trong năm 2021.

...Doanh nghiệp vận tải đường bộ và đường sắt vẫn đang cầm cự

Doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ và đường sắt vẫn đang trong giai đoạn cầm cự, nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu hành khách đi lại giảm mạnh buộc ngành đường sắt phải tiếp tục cắt giảm nhiều tuyến tàu khách.

Trong 7 tháng năm 2021, vận tải hành khách đường sắt chỉ đạt 1,2 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 52,3% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 76,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Đường sắt đến nay vẫn duy trì chạy tàu trên các tuyến, đưa người dân về quê tránh dịch và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hướng tới khách hàng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đã có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 khiến hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh tê liệt.

Chưa khi nào mà các doanh nghiệp, nhà xe vận chuyển hành khách lại rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay. Vận tải hành khách đường bộ 7 tháng năm 2021 đạt 2.736,6 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 35,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng hành khách sụt giảm, lượt xe giảm, sức chống đỡ sau nhiều lần dịch bệnh cũng đã cạn dần, một số doanh nghiệp, nhà xe phải dừng hoạt động, cho xe nằm bãi. Doanh nghiệp không có nguồn để trả gốc và lãi vay ngân hàng, các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động; kéo theo đó lao động mất việc làm.

Hiện nay hàng loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đang vô cùng bế tắc và đứng trước nguy cơ phá sản trước tác động nặng nề của dịch Covid-19. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì xem xét, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển nông sản đến các cửa khẩu và giữa các vùng miền.

Trong bối cảnh khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ Covid-19, bao gồm: Miễn, cắt, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thuế TNCN, tiền thuê đất…); hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất; hỗ trợ về an sinh xã hội.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.248.061 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.866.808 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.357.880 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.908 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.867.018 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.453.364 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
12 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
17 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
19 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.